Binh đoàn 15 quan tâm định hướng tư tưởng cho người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để cán bộ, công nhân, người lao động yên tâm công tác, chia sẻ khó khăn, gắn bó với đơn vị, đồng lòng chung sức xây dựng vùng biên giới bình yên, phát triển, 3 năm qua, Binh đoàn 15 đã thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”.

Cán Bộ Binh đoàn 15 trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho bà con địa phương. Ảnh: Lê Quang
Cán Bộ Binh đoàn 15 trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho bà con địa phương. Ảnh: Lê Quang

Đại tá Hoàng Văn Sỹ-Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Binh đoàn 15-cho biết: Thời gian qua, giá mủ cao xuống thấp, cùng với phương án “tái cơ cấu” lại đơn vị nên một số công nhân, người lao động (NLĐ) có biểu hiện dao động. Trước thực tế đó, Đảng ủy Binh đoàn đã ra nghị quyết, xác định nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể nhằm đổi mới và đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng. Trong đó, lấy nhận thức về nhiệm vụ, hiệu quả sản xuất của công nhân, NLĐ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

"Với phương châm “khó thì vượt, sai phải sửa”, tăng cường cán bộ về thôn, làng để lắng nghe, tìm hiểu bà con, NLĐ đang cần gì để giúp đỡ. Giáo dục đi đôi với quan tâm xây dựng niềm tin đối với NLĐ bằng cách tất cả mọi việc đều công khai, dân chủ, công bằng, qua đó tạo nên sự đoàn kết, thống nhất. Đảng ủy cũng chỉ đạo các đơn vị coi trọng tìm kiếm thị trường và việc làm; đầu tư sản xuất có trọng tâm, trọng điểm, cơ cấu lại cây trồng hợp lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao thu nhập cho NLĐ, để họ chia sẻ khó khăn, gắn bó với đơn vị, với vùng biên giới của Tổ quốc”-Đại tá Hoàng Văn Sỹ chia sẻ.

Đến các đơn vị của Binh đoàn 15 trong những ngày đầu tháng 10, chúng tôi cảm nhận những chuyển biến rõ nét về trách nhiệm của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù công việc cuối năm rất nhiều, nhưng tại trụ sở các Công ty chỉ có một số cán bộ trực để giải quyết công việc, còn lại được tăng cường về các tổ, đội sản xuất và thôn, làng. Với bà con dân tộc thiểu số (DTTS) thì “cầm tay chỉ việc” là chưa đủ, mà “nói đi đôi với làm”. Xuống cơ sở, đội ngũ cán bộ đã tích cực hướng dẫn, bồi dưỡng cho NLĐ cách trồng, chăm bón, khai thác cao su, hồ tiêu, cà phê; mô hình trồng cây lúa nước, lúa xen canh. Phối hợp tuyền truyền nhiệm vụ “kết hợp kinh tế với quốc phòng”, truyền thống của quân đội, Binh đoàn…, tạo không khí lao động, sản xuất vui vẻ, tình đoàn kết quân dân bền chặt. Bỏ qua những khó khăn hiện tại, NLĐ gắn bó với công ty, với Binh đoàn, hồ hởi nhận khoán, đầu tư thêm phân bón, thời gian, kỹ thuật chăm sóc vườn cây, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Cán bộ Công ty Bình Dương (Binh đoàn 15) hướng dẫn bà con địa phương cạo mủ cao su. Ảnh: Lê Quang
Cán bộ Công ty Bình Dương (Binh đoàn 15) hướng dẫn bà con địa phương cạo mủ cao su. Ảnh: Lê Quang


Cùng với đó, Binh đoàn 15 còn chỉ đạo các đơn vị, các tổ chức quần chúng như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn “sân khấu hóa” các nội dung về giáo dục chính trị, chấp hành pháp luật nhà nước, nhiệm vụ, quy định của đơn vị, sức mạnh của tình đoàn kết quân dân… vào các chương trình văn hóa văn nghệ, hội thi, hội thao để phục vụ người dân. Trước đây, mỗi lần quán triệt nghị quyết của Binh đoàn, những chủ trương, quy định, nhiệm vụ đơn vị… thì phải tập trung công nhân, NLĐ vừa mất thời thời gian, hiệu quả lại không cao. Đến nay, Binh đoàn chủ động phối hợp với các ban, ngành của địa phương chuẩn bị nội dung tuyên truyền, giáo dục cụ thể, ngắn ngọn, có hình ảnh minh họa, kết hợp tuyên truyền, giáo dục trong những ngày lễ, Tết của dân tộc, của địa phương, đơn vị. Đây được coi là phương pháp mới, phù hợp với nhận thức, tập quán NLĐ và hiệu quả cao.

Ông Rơ Mah Pen-già làng Nẻ (xã Ia Din, huyện Đức Cơ) chia sẻ: Làng hiện có 137 hộ, đa số hộ làm công nhân cho Công ty 75 (Binh đoàn 15). Thời gian gần đây, sản xuất gặp khó khăn, nhưng nhờ đơn vị đã làm tốt công tác giáo dục, định hướng tư tưởng nên bà con vẫn bám vườn cây, gắn bó và chia sẻ khó khăn với Công ty. Cán bộ về với dân, bám dân, tích cực tuyên truyền, giáo dục nên đã nâng cao nhận thức cho NLĐ và bà con địa phương. Ngày trước bà con dân tộc mình thường đẻ nhiều con nhưng nuôi con rất khó. Nay một cặp vợ chồng chỉ sinh 2 con thôi nên các cháu được chăm sóc, học hành chu đáo. Hàng ngày bà con đi làm từ 3-4 giờ sáng, có tiền đem gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất và cho con đi học. Đây cũng là cái mới, cái làm được của quân dân vùng biên giới.

Từ thực tế đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, định hướng tư tưởng phù hợp nên nhận thức của NLĐ được nâng lên, chia sẻ và gắn bó với công ty, với đơn vị. Ba năm qua, không có trường hợp nào vi phạm các quy định của đơn vị, kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước đến mức phải xử lý. Đặc biệt, những địa phương có đơn vị của Binh đoàn 15 đứng chân không có tình trạng người dân tụ tập gây rối, không có người vượt biên trái phép. Công nhân, NLĐ đã biết chia sẻ khó khăn, gắn bó với đơn vị, đoàn kết chung sức xây dựng vùng biên giới ổn định, phát triển.  

LÊ QUANG

 

Có thể bạn quan tâm

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.

Lữ đoàn Pháo binh 368 hỗ trợ xã Nghĩa An 1.120 công lao động xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lữ đoàn Pháo binh 368 hỗ trợ xã Nghĩa An 1.120 công lao động xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Chiều 17-4, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát xã Nghĩa An (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả phối hợp hỗ trợ địa phương thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Lữ đoàn Pháo binh 368 (Quân khu 5).

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.