Biến phế phẩm thành chính phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước đây, phụ phẩm và phế phẩm trong nông sản, hải sản được xác định bằng cách: Sản phẩm có giá trị cao nhất là sản phẩm chính, kế đó là phụ phẩm và thứ bỏ đi là phế phẩm. Như thế, với lúa gạo thì hạt lúa là chính phẩm, còn cám gạo hay trấu là phụ phẩm, rơm rạ là phế phẩm.
Nhiều dự án đã tích cực thu gom rơm rạ để ủ phân hữu cơ, chế biến thức ăn gia súc, trồng nấm rơm tạo việc làm và thu nhập cho người nông dân. (ảnh internet)
Nhiều dự án đã tích cực thu gom rơm rạ để ủ phân hữu cơ, chế biến thức ăn gia súc, trồng nấm rơm tạo việc làm và thu nhập cho người nông dân. (ảnh internet)
Nhưng giờ đây, rơm rạ không còn đốt bỏ toàn bộ, gây ô nhiễm môi trường như trước. Nhiều dự án đã tích cực thu gom rơm rạ để ủ phân hữu cơ, chế biến thức ăn gia súc, trồng nấm rơm tạo việc làm và thu nhập cho người nông dân.
Với cá tra, câu chuyện cũng gần như thế. Sau khi phi lê lấy thịt xuất khẩu thì xương cá được sử dụng để làm bột cá, da được dùng để chế biến collagen, snack da cá tra hay chế biến dầu ăn từ mỡ cá tra.
Điều này cho thấy, dường như đã có sự hoán đổi thú vị về giá trị sản phẩm trong nông sản. Những thứ trước đây bỏ đi, thậm chí phải đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường như rơm rạ thì giờ đây đã đường hoàng thành chính phẩm, thành những giá trị mang tính cốt lõi trong chuỗi giá trị nông sản.
Khoa học càng phát triển thì nhiều phát minh sáng chế đã và sẽ tìm ra từ những “thứ bỏ đi” của nông sản để biến thành những “hạt vàng” mang lại giá trị cao, thậm chí còn cao hơn những thứ trước được coi là chính phẩm rất nhiều lần. Những sản phẩm nông sản, thủy sản khi được tận dụng tới mức “không bộ phận nào bị bỏ đi, không thứ phẩm hay phế phẩm nào bị quên lãng” đã trở thành “mỏ vàng” theo nghĩa đen. Đó là nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Bây giờ, nếu da cá tra đem bán để sản xuất bột cá chỉ có giá 6.000-7.000 đồng/kg, nhưng nếu bán cho nhà máy sản xuất chế phẩm collagen có thể đạt 26.000-27.000 đồng/kg.
Sự hơn hẳn của những phụ phẩm nông sản khiến nông dân rất vui, vì thu nhập của họ sẽ tăng nếu có những nhà máy, cơ sở chế biến đặt mua của họ những phụ phẩm ấy với giá tốt. Vì vậy, đi sau khoa học công nghệ thì những nhà máy, công ty hay thậm chí những tập đoàn chuyên thu mua phụ phẩm nông sản, thủy sản để chế biến thành hàng hóa có giá trị cao là không thể thiếu được. Nó hiện diện ngay trong lòng các vùng trồng lúa, nuôi cá tra hay gieo trồng sản phẩm nông nghiệp có thể tận thu những sản phẩm như thế.
Tăng giá trị của phụ phẩm nông sản là xu hướng mang tính toàn cầu và đã được thực hiện từ khá lâu, trước khi Việt Nam biết được giá trị của những thứ “bỏ đi” ấy. Vấn đề là phải có những kế hoạch chiến lược đồng bộ để thực sự hình thành dây chuyền từ đồng ruộng, từ những cơ sở nuôi cá, từ những nơi vốn chỉ quen đối xử theo lối cũ với những sản phẩm nông nghiệp rẻ tiền tới thẳng nhà máy chế biến phụ phẩm thành sản phẩm giá trị cao, không chỉ mang lợi nhuận cho các ông chủ mà còn mang về thu nhập tốt cho người nông dân.
THANH THẢO

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null