Biển Hồ - "Đôi mắt Pleiku"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi đã từng có những chuyến đi xa, say đắm với những miền đất lạ. Đến khi quay về mới ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của Biển Hồ - "Đôi mắt Pleiku", nơi tôi gắn bó suốt một thời thơ dại.

Quang cảnh Biển Hồ (TP Plây-cu, tỉnh Gia Lai).
Quang cảnh Biển Hồ (TP Plây-cu, tỉnh Gia Lai).



Biển Hồ bây giờ đang mùa mưa. Khoảng cách hai bờ như trải ra mênh mông. Ở đây, vào buổi sớm, sương pha màu khói hương, đấy là hơi nước của hơn 200 ha mặt hồ bốc lên. Nước mang hơi sương tràn cả vào chân núi. Nhìn từ trên cao xuống, hồ như đốm nhụy tròn chính giữa, xung quanh xòe ra những cánh đồi thoai thoải và êm dịu. Con đường dẫn vào hồ vẫn là con đường xưa, tuy đã được nới rộng ra nhưng vẫn dốc và sâu. Hồi ấy, có lẽ đã 10 năm về trước, tôi nhát đến độ chẳng dám thả phanh xe đạp xuống cũng vì lẽ ấy. Rồi sau những giờ chơi đùa thỏa thích, cả đám học trò lại hì hục dắt xe ngược lên. Thế mà vui. Hai bên đường, một được tráng bởi vách núi đá cheo leo, một được trải bởi thảm cỏ xanh và cây gai nhỏ, nổi trên đó là hàng trăm cây thông to, kết thành rừng hoang sơ. Giữa hồ, người ta lại cất công xây một lầu ngũ giác, mái cao và cong đến e lệ. Khi ở trên lầu, ta có thể phóng tầm mắt ra thật xa để thấy hết cái vẻ “nên thơ” của Biển Hồ khi đặt trong toàn cảnh núi rừng hùng vĩ… Đứng ở đây bất kể mùa nào, gió cũng lồng lộng thổi. Gió lành và thơm hương hoa đến ngạt ngào. Giữa màu xanh của đại ngàn, nhớ lúc đến mùa, bông quỳ không nở “riêng tây” mà kết thành từng vạt, bung khắp một vùng hút tầm mắt. Tất thảy chúng nương vào nhau tránh gió, rồi lại đua nhau mà khoe sắc, khoe hương. Đánh dấu sự kết thúc mùa mưa, hoa dã quỳ bắt đầu nở. Có người gọi nó là hoa “báo đông” cũng vì lẽ ấy.

Hồ rộng đến tràn cả vào chân núi, đi qua những khe đất hẹp thì tạo thành con suối nhỏ, có chiếc cầu treo gập ghềnh bắc ngang qua như cánh võng. Bên kia là buôn làng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Họ trồng bí ngô, khoai, bắp, măng le… đến mùa thì gùi đi bán. Ven hồ, trên những thảm cỏ non tơ, những em bé da đen cháy, vừa chăn bò vừa chơi trò ống thụt. Thế mà chập tối vẫn không quên gánh rựa và củi khô về làng.

Bao năm rồi, có người già khuất núi, có người trẻ lớn lên như măng nứt ra từ kẽ đá, có nước chảy qua cầu, mỗi nhịp cầu là mỗi nhịp đời dâu bể. Cuộc đời dẫu thăng trầm thì cái đẹp vẫn muôn đời hiện hữu, rất gần chúng ta. Sự xa cách âu cũng có cái giá của nó. Khi thân thiết quá thành ra ngỡ Biển Hồ thuộc về tôi. Hóa là không. Tôi phải thuộc về Biển Hồ, bởi đây là quê hương, là "nơi chôn nhau cắt rốn".  

Bạn đã bao giờ đặt chân đến Biển Hồ chưa? Tôi chắc là sẽ mới mẻ khôn cùng. Giữa lòng cao nguyên, tạm gác lại những văn minh hoa lệ, hãy về đây để được đắm mình với không gian của thời hoang sơ. Và cũng là để chữa lành những "vết thương" đô thị trong trái tim mình.

Theo QĐND

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.