Biến cái khó thành cơ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội sách trực truyến quốc gia khởi động ngày 19-4, kéo dài tới ngày 20-5 đã thu hút 40 nhà xuất bản, nhà sách tham gia với 8.000 - 10.000 đầu sách.

 

Hiệu quả kinh doanh của việc "mang hội sách đến tận nhà" cho độc giả không biết sẽ đến đâu nhưng xét về cách làm cho thấy giới xuất bản đang nỗ lực gỡ khó.

Gia tăng tiện ích cho người mua sách, đó là điều đầu tiên cần tính đến trong thời gian này. Bên cạnh đó, tạo ra không khí để người đọc có thể duy trì sinh hoạt văn hóa sách có tính cộng đồng là điều mà các nhà xuất bản, công ty phát hành đã lưu ý trong thời gian thực hiện các quy định giãn cách xã hội. Việc đến các nhà sách và những buổi giao lưu, trao đổi về sách cần được thay thế bằng các phương thức khác, sao cho việc giãn cách không làm độc giả bị ngăn cách với sách.

Hội sách TP HCM năm 2020 vào tháng trước đã phải chuyển thành Hội sách TP HCM online với một chương trình giảm giá khuyến mãi sâu trên trang phát hành Fahasa Online. Cũng thời gian đó, Tiki.vn cũng có chương trình chiết khấu mạnh để "rủ rê" người đọc ở lại với sách trong bối cảnh đời sống kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và sách chưa được xem là tiêu dùng thiết yếu. Kết quả đầy thuyết phục. Cái khó đã trở thành cơ hội. Theo báo cáo kinh doanh mới nhất của các nhà phát hành sách trực tuyến, doanh số phát hành đang trên đà tăng trưởng tốt. Doanh số tháng 2-2020 của nhà sách Phương Nam tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, Fahasa Online tăng 94%, còn Tiki thì tăng gấp đôi.

Có thể với những nhà phát hành kết hợp nhà sách truyền thống và trực tuyến thì mức tăng trưởng phát hành sách online chưa thể bù đắp sự sụt giảm của kinh doanh nhà sách truyền thống trong thời gian này. Song, thay vì chôn chân thụ động nhìn độc giả bỏ thói quen mua sách thì họ đã hướng người mua sách sang một hành vi tiêu dùng mới và tin rằng đây sẽ là xu thế của tương lai.

Với các nhà xuất bản có xây dựng sẵn hệ thống phát hành trực tuyến đủ mạnh, thời gian này là cơ hội vàng. Bởi lẽ, dù gặp khó khi các nhà phát hành lớn có hệ thống nhà sách đồ sộ trên toàn quốc trở nên ế ẩm, dè dặt nhập sách mới và chậm thanh toán công nợ, việc tổ chức kênh phát hành online mạnh sẽ giúp các nhà sản xuất nhanh chóng có doanh thu (với hình thức giao sách trả tiền liền) để tổ chức nguồn vốn xoay vòng, duy trì sản xuất trong thời điểm khó khăn. Trên thực tế, thời gian qua, những công ty sách như Omega+, Nhã Nam hay Đông A... vẫn ra những tác phẩm sách bìa cứng, nặng ký, giá thành cao và tổ chức đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến tốt, vẫn có những tác phẩm tốc độ tái bản khá nhanh.

Cung cấp đủ điều kiện cho khách hàng, khuyến khích họ thay đổi hành vi tiêu dùng bằng những tính toán cụ thể về giá, độ tiện ích, giá trị cộng thêm theo từng đơn hàng và mở rộng tương tác trao đổi về sách... là điều được giới xuất bản tính toán. Bởi lẽ, ai cũng biết rằng cho dù đại dịch đi qua thì những "dư chấn" để lại với hệ thống nhà sách thực tế sẽ rất lớn và còn rất lâu mới phục hồi nguồn lực hoạt động bình thường.

Vì vậy, cần đến việc triển khai hệ thống phát hành trên mạng để thay thế vào lỗ hổng đó cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng thời công nghệ.

Theo Nguyễn Tường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.