Bí thư chi bộ làm theo lời Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với vai trò là Bí thư chi bộ tổ dân phố 5 (thị trấn Chư Prông, Gia Lai), ông Trần Văn Mậu luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông là tấm gương điển hình về học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, gần gũi với nhân dân.

 

Năm 1980, khi đang là công nhân Nông trường Cao su Chư Prông, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người thanh niên Trần Văn Mậu lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, ông về công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-Kon Tum (cũ), sau đó chuyển về Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Prông. Năm 2000, ông về hưu với quân hàm Thiếu tá.

Ông Trần Văn Mậu (bìa trái) trao đổi kinh nghiệm sản xuất với người dân. Ảnh: T.T
Ông Trần Văn Mậu (bìa trái) trao đổi kinh nghiệm sản xuất với người dân. Ảnh: T.T
Ông Nguyễn Hữu Thanh-Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Chư Prông: “Với vai trò Bí thư chi bộ, ông Trần Văn Mậu thực sự là trung tâm đoàn kết trong nhân dân và chi bộ. Cũng chính vì thế mà các nghị quyết của chi bộ đưa ra đều phù hợp với tình hình thực tế, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Bản thân ông cũng luôn đi đầu trong mọi việc. Nhờ vậy, chi bộ tổ dân phố 5 nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu, ông Mậu đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp trong phong trào học tập và làm theo lời Bác”.

Về với cuộc sống đời thường, cũng như bao cựu chiến binh khác, ông luôn chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Vậy nhưng khi Đảng cần, người cựu binh ấy một lần nữa gánh vác trách nhiệm mới. Từ năm 2001 đến năm 2006, ông là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn kiêm Bí thư chi bộ thôn 7. Sau khi làm thêm một nhiệm kỳ Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện, ông về làm Bí thư chi bộ tổ dân phố 5 cho đến nay. Trò chuyện với chúng tôi, ông bày tỏ: “Từ khi nghỉ hưu đến nay, tôi luôn tích cực tham gia công tác ở địa phương. Đôi lúc vợ con bảo nên nghỉ ngơi, nhưng đồng chí, đồng đội tín nhiệm mà mình không làm thì lại có lỗi. Là người lính Cụ Hồ, là đảng viên thì không thể thoái thác trách nhiệm được”.

Tổ dân phố 5 có 42 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì thế khi đảm nhận cương vị Bí thư chi bộ, ông Mậu luôn tìm cách gắn kết tình đoàn kết trong cộng đồng, đặc biệt là trong sinh hoạt chi bộ. Nếu chi bộ không đoàn kết sẽ không đưa ra được nghị quyết phù hợp với tình hình thực tế, khi ấy muốn làm việc gì cũng khó. Cũng từ đó, ông thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, chia sẻ khó khăn với mọi người. “Mình là Bí thư chi bộ nên nếu không đi trước làm gương thì các đảng viên sẽ không nghe theo. Vì thế, tôi tập trung chăm sóc 1,5 ha cà phê và gần 1 ha hồ tiêu, chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, gia đình tôi thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Thấy tôi làm ăn có hiệu quả nên bà con tin tưởng, làm theo”. Cũng chính từ đây, phong trào chuyển đổi mô hình sản xuất đã được nhiều hộ áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu như năm 2012 tổ 5 có 41 hộ nghèo thì đến nay con số ấy chỉ còn 12.

Không chỉ vậy, ông Mậu còn rất quan tâm đến công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới của chi bộ. Khi ông mới đảm nhận vai trò Bí thư thì chi bộ chỉ có 7 đảng viên. Đến nay, tổng số đảng viên trong chi bộ là 19, trong đó có 5 đảng viên người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, ông cùng những người có uy tín và đảng viên trong chi bộ đã vận động nhân dân hiến hơn 200 m2 đất, đóng góp gần 300 triệu đồng làm đường giao thông. Ngoài ra, các hộ có nhà trên trục đường đều trồng hoa, cây xanh che bóng mát; hiện cả tổ đã trồng được gần 1 km đường hoa. “Bác Hồ dạy “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền” nên mình phải kiên trì vận động, phân tích để bà con hiểu được quyền lợi để từ đó chung tay. Ngoài ra, phải biết phát huy sức mạnh của tập thể”-ông Mậu tâm sự. Người dân ở tổ 5 cũng đã quá quen với hình ảnh người Bí thư chi bộ luôn gần gũi từng gia đình mỗi khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. Ông Kpă Nhin-một bệnh binh-cho biết: “Bí thư Mậu thường xuyên đến thăm và chỉ cho bà con mình cách làm ăn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, ăn ở hợp vệ sinh. Hiện nay, 90% hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tổ mình đã có nhà vệ sinh”.

 THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

null