Bí quyết học song ngành trong 4 năm đại học của nữ sinh ngoại thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
'Học phải đi đôi với hành' là phương châm của nữ sinh viên vừa nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi của Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội).

Dương Quỳnh Trang (22 tuổi) học 2 chuyên ngành tiếng Anh thương mại và kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương. Hiện tại nữ sinh đã hoàn thành chương trình cả 2 ngành học. Trang còn thành thạo tiếng Trung.

Quỳnh Trang nhận bằng tốt nghiệp ngành tiếng Anh thương mại vào đầu tháng 9.2023. Ảnh: NVCC

Quỳnh Trang nhận bằng tốt nghiệp ngành tiếng Anh thương mại vào đầu tháng 9.2023. Ảnh: NVCC

Quỳnh Trang từng là học sinh lớp chuyên tiếng Trung, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Năm lớp 12, Quỳnh Trang tự ôn luyện thi IELTS và đạt kết quả 7.0 điểm.

Ngay sau khi trúng tuyển vào ngành tiếng Anh thương mại, Quỳnh Trang đã tìm hiểu về chương trình học song ngành. "Học cùng lúc 2 chuyên ngành giúp bản thân tích lũy được kiến thức đa dạng, có cái nhìn tổng quan hơn trong nhiều lĩnh vực. Từ đó, có thêm những cơ hội nghề nghiệp, xin việc làm trong nhiều lĩnh vực và vị trí công việc khác nhau", Quỳnh Trang nói.

Tuy nhiên, việc học cùng lúc 2 ngành đồng nghĩa với số môn học tăng lên gần gấp đôi, đòi hỏi Trang phải quản lý thời gian một cách hiệu quả, khoa học và chất lượng để theo kịp các bài giảng, hoàn thành tốt bài tập của cả hai, đặc biệt từ năm thứ hai, khi bắt đầu học các kiến thức chuyên môn với nhiều bài tập, dự án lớn.

"Để sắp xếp thời gian hiệu quả, trước hết bản thân cần có mục tiêu và kết quả mong muốn cho công việc cụ thể. Mình thường chia thành những nhóm mục tiêu dài hạn, ngắn hạn và luôn xem lại để có thể điều chỉnh phù hợp ở từng thời điểm", Quỳnh Trang cho biết.

Trang lập một danh sách các học phần của cả 2 chuyên ngành, phân chia rõ ràng những môn học cho mỗi học kỳ để đảm bảo đúng lộ trình, từ đó sắp xếp thời gian biểu sao cho phù hợp. Trang cố gắng sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc, lên danh sách những đầu việc cần làm theo ngày, tuần, tháng và lên trước lịch trình cụ thể bằng Google Calendar.

"Trung bình học 12 môn/học kỳ, mình thường cố gắng sắp xếp các ca học liền nhau, sau đó tham gia hoạt động và đi làm. Nhờ phân bổ thời gian khá hợp lý, mình đã hoàn thành tất cả môn học cho 2 ngành trong vòng chưa đầy 4 năm", Quỳnh Trang chia sẻ.

Dương Quỳnh Trang
Dương Quỳnh Trang

Sau mỗi tuần học, Trang dành thời gian tổng hợp lại kiến thức, thông tin để rà lại cũng như có tài liệu cho mỗi kỳ thi kết thúc học phần. Trang thường sử dụng một số phương pháp như Cornell Note-Taking Method, Mindmap để ghi chú nội dung bài học.

"Mình khó có thể cân bằng được tất cả khía cạnh trong cuộc sống bao gồm công việc, học tập, các mối quan hệ, mà chỉ có thể hài hòa chúng sao cho phù hợp nhất. Mỗi người cần xác định thứ tự ưu tiên của từng việc, hoàn thành các công việc với sự chỉn chu, tập trung nhất, "làm ra làm, chơi ra chơi" để có thể đạt hiệu quả tốt nhất", Quỳnh Trang chia sẻ.

Trong học tập, Trang luôn áp dụng phương châm "Học đi đôi với hành". Sự kết hợp này luôn cho Trang nhận thức và hành động có tính thống nhất, bổ sung nhau, làm cho những kiến thức học được trở nên sâu sắc và vững chắc, từ đó những hành động của bản thân sẽ có cơ sở khoa học, trôi chảy, dễ dàng, logic, sáng tạo, đạt kết quả cao hơn trong học tập.

"Đối với chuyên ngành tiếng Anh thương mại, mình sẽ gắn kiến thức học tập với việc đi dạy để rèn khả năng nói, nghe các bản tin tiếng Anh trên truyền hình để nâng cao kỹ năng nghe và từ chuyên ngành, tham dự các cuộc hội thảo quốc tế. Còn chuyên ngành kinh tế đối ngoại, mình tìm hiểu hoạt động của một số doanh nghiệp, đi thực tế tại những nơi ấy", Trang nói.

Ngoài giờ học tại trường, Trang còn đi làm thêm, tham gia câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng, được học hỏi, trưởng thành hơn sau từng sự kiện.

Để có được kết quả như ngày hôm nay, Trang muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã luôn chú trọng phát triển môi trường năng động, khuyến khích phát huy năng lực, trao nhiều cơ hội khám phá, nuôi dưỡng tiềm năng cho sinh viên và tôi luyện bản lĩnh, cái "chất" của sinh viên ngoại thương.

Thạc sĩ Trần Đắc Lộc, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, nhận xét: "Quỳnh Trang là người năng nổ, hoạt bát, tích cực tham gia hoạt động phong trào sinh viên. Em biết sắp xếp thời gian hợp lý để vừa học tốt 2 chuyên ngành, vừa tham gia hoạt động Đoàn, Hội. Trong thời gian giữ chức Chủ tịch CLB Diễn đàn sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, Trang tích cực hỗ trợ và phối hợp cùng thầy cô tổ chức các hoạt động dành cho sinh viên. Em có tư duy tổ chức hoạt động rất tốt".

Thạc sĩ Đắc Lộc cho biết tháng 9.2023, Trang đã nhận bằng tốt nghiệp ngành tiếng Anh thương mại. Tháng 2.2024, Trang sẽ nhận bằng kinh tế đối ngoại. Hiện tại Trang đã hoàn thành chương trình học của 2 ngành. Tuy nhiên, theo quy định của trường không thể trao 2 bằng tốt nghiệp cùng lúc cho sinh viên nên Trang phải chờ đợi đến 2.2024 mới được nhận bằng tốt nghiệp còn lại.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.