6 trường Việt Nam vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới, 1 trường 'dự bị'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam lần đầu có đến 7 đại diện vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới, nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó, 6 trường được xếp hạng và 1 trường chỉ mới được ghi nhận nhưng chưa có thứ hạng.

Đại diện mới là trường nào?

Tạp chí Times Higher Education (THE) của Anh đêm 27.9 công bố bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024. Việt Nam tiếp tục có 6 đại diện được xếp hạng, đều là những gương mặt quen thuộc của năm trước là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Huế, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Song, có những thay đổi đáng kể về thứ hạng.

Cụ thể, trong hơn 1.900 ĐH, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601-800 thế giới, vẫn dẫn đầu các trường ĐH Việt Nam nhưng đã tụt hạng so với vị trí 401-500 của năm 2023. ĐH Quốc gia Hà Nội từ nhóm 1.001-1.200 rơi xuống hạng 1.201-1.500. Riêng ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Huế cùng xếp thứ 1.501+, giữ nguyên thứ hạng.

Thứ hạng các trường Việt Nam trên bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024 của THE. Ảnh chụp màn hình

Thứ hạng các trường Việt Nam trên bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2024 của THE. Ảnh chụp màn hình

Trên thang điểm 100, ĐH Quốc gia Hà Nội dẫn đầu trong các ĐH Việt Nam về khía cạnh giảng dạy (teaching) với 20,9. Còn Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Duy Tân có thế mạnh ở chất lượng nghiên cứu (research quality) với 90,6 và 87,5 điểm, hơn hẳn các đơn vị khác vốn chỉ dao động từ 16,4 (ĐH Huế) đến 46,8 điểm (ĐH Bách khoa Hà Nội).

Tuy cách biệt khá lớn trong chất lượng nghiên cứu nhưng về môi trường nghiên cứu (research environment), các trường hầu như không chênh lệch quá nhiều, dao động trong khoảng 8,7-16/100 điểm. Điều này diễn ra tương tự với triển vọng quốc tế (international outlook) khi số điểm nằm trong khoảng 36,8-63,1. Riêng ĐH Bách khoa bứt phá về chuyển giao công nghệ (industry) với 43,4 điểm.

Đáng chú ý, Trường ĐH Mở TP.HCM lần đầu vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới nhưng với trạng thái "reporter" (nhóm được báo cáo). Điều này đồng nghĩa đơn vị này cùng 768 tổ chức khác đều chưa có thứ hạng vì chỉ đạt được một số tiêu chí nhất định chứ không đáp ứng đủ yêu cầu, nhưng đang nỗ lực để được xếp hạng, THE lý giải. Trên trang thông tin, Trường ĐH Mở TP.HCM tự giới thiệu là "một trong những trường ĐH công lập đa ngành hàng đầu Việt Nam với định hướng ứng dụng, tri thức và gắn kết cộng đồng".

Năm 2020, Việt Nam lần đầu có trường vào top ĐH tốt nhất thế giới của THE, với 3 đại diện là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nay là ĐH Bách khoa Hà Nội), ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, tất cả đều từ nhóm 801-1.000 trở đi. Đến nay, có thêm các trường khác, trong đó thứ hạng cao nhất của các ĐH Việt Nam từng được ghi nhận thuộc về Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ở vị trí 401-500 trong 2 năm liên tiếp là 2022, 2023.

Sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM. TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM
Sinh viên Trường ĐH Mở TP.HCM. TRƯỜNG ĐH MỞ TP.HCM

Hồi tháng 4, THE cũng công bố bảng xếp hạng ĐH có tầm ảnh hưởng nhằm đánh giá sự thành công của các trường trong việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam có 7 đại diện, gồm Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (nhóm 301-400), Trường ĐH Duy Tân, ĐH Quốc gia Hà Nội (đồng hạng 401-600), Trường ĐH FPT, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (đồng hạng 601-800), Trường ĐH Phenikaa (801-1.000), Trường ĐH Mở TP.HCM (1.001+).

THE là một trong 3 tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của Quacquarelli Symonds (Anh) và Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc). Tổ chức này bắt đầu xếp hạng ĐH từ năm 2004 cùng Quacquarelli Symonds, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.

Thay đổi tiêu chí xếp hạng sau 12 năm

Phương pháp xếp hạng ĐH thế giới năm nay của THE được thay đổi nhằm phản ánh môi trường giáo dục ĐH hiện tại, khi lĩnh vực này ngày càng mang tính quốc tế, ít tập trung vào các quốc gia giàu có hơn dù những nước này vẫn chiếm phần lớn thứ hạng đầu. Đồng thời, Mỹ đã giảm một ít ảnh hưởng trên bảng xếp hạng ĐH thế giới còn châu Á thì ngược lại, theo THE. Đây cũng là lần thứ 2 tổ chức này thay đổi phương pháp xếp hạng, lần đầu vào năm 2011.

Cụ thể, dù giữ nguyên 5 nhóm tiêu chí xếp hạng nhưng THE chọn đổi tên 3/5 nhóm (nghiên cứu, thu nhập từ chuyển giao công nghệ, trích dẫn), lần lượt thành môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và chất lượng nghiên cứu. Đơn vị này cũng loại bỏ và thêm mới một số tiêu chí thành phần, nâng tổng số tiêu chí xếp hạng thuộc 5 nhóm lên 18, thay vì 13 như trước.

Phương pháp xếp hạng mới của THE nhằm đánh giá các ĐH thế giới trong bối cảnh mới, được tổ chức đặt tên là WUR 3.0. CHỤP MÀN HÌNH

Phương pháp xếp hạng mới của THE nhằm đánh giá các ĐH thế giới trong bối cảnh mới, được tổ chức đặt tên là WUR 3.0. CHỤP MÀN HÌNH

Các nhóm tiêu chí xếp hạng cũng chứng kiến mức trọng số thay đổi nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Chẳng hạn, nhóm tiêu chí giảng dạy và môi trường nghiên cứu lần lượt giảm 0,5 và 1%, xuống còn 29,5 và 29%. Trong khi đó, chuyển giao công nghệ tăng 1,5 lên 4%. Ngoài ra, THE cũng đưa vào tiêu chí du học (study abroad) nhưng chưa tính trọng số trong bảng xếp hạng ĐH năm nay.

Ông Duncan Ross, Giám đốc dữ liệu của THE, cho biết những thay đổi trong bảng xếp hạng ĐH 2024 đã tác động đến thứ hạng tổng thể của các trường trên thế giới. "Sau khi kiểm tra kỹ các thay đổi, chúng tôi cho rằng chúng đã giúp kết quả xếp hạng đáng tin hơn, đồng thời giải quyết một số trường hợp bất thường, nhất là những trường có điểm trích dẫn kỳ quặc", ông Duncan Ross nhấn mạnh.

Năm 2024, top 10 ĐH tốt nhất thế giới vẫn thuộc về các trường của Mỹ và Anh. Trừ ĐH Oxford (Anh) dẫn đầu 8 năm liên tiếp, ĐH Stanford (Mỹ) đã "soán ngôi" thứ 2 từng thuộc về ĐH Harvard (Mỹ), đẩy trường này xuống hạng 4. Hay ĐH Cambridge (Anh) từng giữ vị trí thứ 3, nay tụt xuống hạng 5 và nhường chỗ cho Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Ngoài ra, lần đầu Trung Quốc có hai đại diện vào top 15 thế giới là ĐH Thanh Hoa (hạng 12) và ĐH Bắc Kinh (14).

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.