Bí đỏ rớt giá thảm, nông dân lao đao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày gần đây, nhiều ruộng bí đỏ ở các xã thuộc H.Ea Kar (Đắk Lắk) vào vụ thu hoạch rộ mà thương lái lại vắng bóng, giá bí xuống quá thấp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Bà Phan Thị Lưu, ngụ thôn 19, xã Cư Bông, cho biết cách đây khoảng 1 tháng, bí đỏ có giá bình quân khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg, nhưng hiện giảm còn một phần tư, loại bí đẹp chỉ khoảng 1.000 - 1.200 đồng/kg.

Ông Trần Văn Đông, Phó trưởng phòng NN-PTNT H.Ea Kar, cho biết toàn huyện có khoảng 150 ha bí, năng suất từ 25 - 30 tấn/ha, sản lượng ước vài ngàn tấn. Do thời điểm thu hoạch bí của người dân rơi vào đợt bùng phát dịch Covid-19. nên hoạt động giao thương hạn chế, giá bí xuống thấp. Ngoài ra, ở một số xã, nông dân trồng thêm bí dọc theo các dòng suối nên diện tích, sản lượng tăng cao so với nhu cầu thị trường.

Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk, việc bí mất giá một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nguyên nhân sâu xa là nông dân chưa gắn liền sản xuất với tiêu thụ.

“Ngành nông nghiệp tỉnh thường xuyên định hướng để bà con sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ, kết nối chuỗi để có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, phần lớn nông dân vẫn thấy cây trồng nào có giá thì đổ xô trồng, không tính đến phương án tiêu thụ dẫn đến nguồn cung vượt cầu. Hiện ngành nông nghiệp tỉnh đang cố gắng kết nối các doanh nghiệp, siêu thị... để tiêu thụ sản phẩm cho người dân”, ông Dương nói.

Theo Trung Chuyên - Hoàng Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.