Bí đỏ Chư Đăng Ya mất mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời tiết bất lợi khiến cho hàng trăm héc ta bí đỏ của nông dân Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah, Gia Lai) bị mất năng suất. Vì thế, mặc dù giá bán tăng cao nhưng người trồng bí vẫn thua lỗ hoặc thu về lợi nhuận thấp.
Những triền đất bazan màu mỡ của Chư Đăng Ya là nơi lý tưởng để canh tác nhiều loại nông sản đặc sản: khoai lang mật, dong giềng, bí đỏ… Với đặc thù không có hệ thống thủy lợi cung cấp nguồn nước tưới nên nông dân hầu như chỉ canh tác được một vài loại cây trồng ngắn ngày trong giai đoạn mùa mưa, khi cây trồng có thể tận dụng nguồn nước trời.
Trong số đó, bí đỏ là một trong những loại cây được trồng khá phổ biến. Theo thống kê của UBND xã Chư Đăng Ya, vụ mùa năm nay, toàn xã trồng được 122 ha bí đỏ. Đây cũng là loại cây có diện tích lớn nhất trong số 604 ha diện tích cây ngắn ngày được trồng trong vụ mùa này.
 Do giá bí tăng cao, nông dân Chư Đăng Ya phải túc trực, canh chừng bí đỏ vì sợ trộm. Ảnh: H.L
Do giá bí tăng cao, nông dân Chư Đăng Ya phải túc trực, canh chừng bí đỏ vì sợ trộm. Ảnh: H.L
Vụ mùa này, ông Vương Văn Hậu (thôn Ngô Sơn, xã Chư Jôr) trồng 4 ha bí đỏ. “Tôi xuống giống từ khoảng đầu tháng 4, tới nay đang cắt bí đỏ bán. Năm nay thời tiết bất lợi, bí gặp sương muối nên năng suất rất kém. Nếu các vụ năm trước, 4 ha bí đỏ tôi thu được khoảng 25 tấn thì vụ năm nay chỉ đạt 7 tấn”-ông Hậu buồn rầu cho biết. 
Là một trong những hộ có diện tích canh tác lớn (42 ha, gồm đất của gia đình và đất thuê) tại khu vực núi lửa Chư Đăng Ya, vụ mùa này, gia đình ông Nguyễn Ngọc Ánh (làng Kó, xã Chư Đăng Ya) trồng 35 ha bí đỏ. Những năm trước đây, bí đỏ là cây trồng đem lại nguồn lợi nhuận chủ lực cho gia đình ông Ánh; nhưng năm nay hầu hết vườn bí đỏ của gia đình ông Ánh đều bị nhiễm sương muối dẫn đến năng suất giảm. “Gặp sương muối, quả non bị hư hỏng hàng loạt. Số còn lại trụ được thì gặp mưa nắng đan xen, bí “no” nước đột ngột nên nứt vỏ, hư thối. Hiện tại, gia đình tôi chỉ thu được chừng 1-2 tấn/ha. Vì đầu tư lớn, phải thuê đất và nhân công nên vụ bí này tôi lỗ vốn”-ông Ánh chua xót nói.
Do bí đỏ mất mùa, khan hiếm nguồn hàng nên giá thu mua bí tại ruộng được các thương lái trả khá cao. Từ đầu vụ đến nay, giá bí tại ruộng bình quân dao động 9-13 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá bí cao “kỷ lục” ở Chư Đăng Ya vì trước nay, giá bí đạt “đỉnh” cũng chỉ ở ngưỡng 7-8 ngàn đồng/kg và thấp nhất là 3-4 ngàn đồng/kg. Dù vậy, với mức giá này, nông dân trồng bí vẫn thu lãi rất ít, thậm chí lỗ vốn nếu chi phí đầu tư cao. “4 ha bí đỏ, trừ chi phí tôi lời khoảng 40-50 triệu đồng. Đó là nhờ bí đỏ vườn nhà vẫn còn được thu chút ít”-ông Hậu nói.
Còn với gia đình ông Ánh, bí bị hư hại nhiều nên giá cao cũng không bù đắp nổi chi phí đã bỏ ra, nhất là trong tình cảnh ông phải thuê mướn đất, thuê mướn nhân công. Ông Ánh rầu rĩ chia sẻ: “Mỗi héc ta bí, tính ra tôi lỗ tầm 10-20 triệu đồng. Bây giờ bí có giá, ruộng rẫy lại nằm ngay lối đi nên mỗi ngày, nhà tôi phải cắt cử 3-4 nhân công túc trực trên ruộng để canh bí”.
Theo ông Lê Đức Thụ-cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Chư Đăng Ya, bí đỏ là loại cây trồng được người dân canh tác phổ biến nhiều năm nay tại khu vực Chư Đăng Ya. Giống bí người dân hay trồng tại Chư Đăng Ya là loại bí ngô, trọng lượng trung bình đạt 3-5 kg/trái. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh, thành: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế… Nhờ đất đai màu mỡ nên cây bí phát triển rất tốt, ít phải đầu tư, chăm sóc, chất lượng bí thơm ngon. Các năm trước, bí đỏ đem lại nguồn thu khá ổn định cho người trồng, đồng thời tạo việc làm thời vụ cho nhiều lao động người Jrai ở các làng lân cận. “Hiện nay, thời tiết bất lợi khiến các vườn bí bị giảm mạnh năng suất. Ước tính, năng suất bí đỏ bị giảm trung bình trên 50% so với mọi năm; bù lại, giá thu mua bí tăng cao. Tuy nhiên, với mức giá và năng suất như vụ năm nay, các hộ tự lo được khoản công, đất mới đảm bảo có lời. Những hộ phải thuê mướn nhân công, máy móc… thì huề hoặc có thể bị lỗ vốn”-ông Thụ đánh giá.  
 HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.