Bị can bị cách ly y tế sẽ được điều tra như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan điều tra thực hiện quy trình tố tụng như thế nào khi bị can, nghi can đang bị cách ly y tế tập trung?

 Bị can Phạm Thanh Hập và Phan Phi Hùng-ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP
Bị can Phạm Thanh Hập và Phan Phi Hùng-ẢNH: CÔNG AN CUNG CẤP


Vừa qua, Công an TP.HCM, Công an tỉnh An Giang khởi tố 2 vụ án hình sự liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Trong đó, nhiều nghi can nhiễm bệnh buộc phải cách ly tập trung, điều trị. Vậy cơ quan điều tra thực hiện quy trình tố tụng như thế nào khi bị can, nghi can đang bị cách ly y tế tập trung?

Chưa khởi tố bị can, không bị ảnh hưởng quyền công dân

Trước đó, ngày 3.12, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP.HCM có quyết định khởi tố vụ án “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” xảy ra tại TP.HCM, liên quan đến bệnh nhân (BN) 1342. BN 1342 là nam tiếp viên hàng không Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) vi phạm quy định cách ly, đã tiếp xúc với BN 1325, sau đó lây cho thầy giáo dạy tiếng Anh là BN 1347 trong thời gian cách ly ở nhà. BN 1347 sau đó tiếp xúc và lây cho BN 1348, 1349. Sau khi khởi tố vụ án, BN 1342 tiếp tục điều trị bệnh, cách ly 14 ngày tại bệnh viện (BV) dã chiến Củ Chi, sau đó tiếp tục cách ly 14 ngày tại địa phương, sau khi âm tính với Covid-19. Đến nay BN 1342 đã hoàn tất việc cách ly.

Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, hiện Cơ quan ANĐT Công an TP.HCM đang mời BN 1342 lên lấy lời khai và điều tra làm rõ hành vi vi phạm cách ly, làm lây lan dịch bệnh. Ngày 9.1, một lãnh đạo từ Cơ quan ANĐT Công an TP.HCM cho biết sau khi khởi tố vụ án “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”, hiện Công an TP vẫn đang điều tra làm rõ để tiến hành khởi tố bị can. Tinh thần là sẽ điều tra khách quan, làm rõ trách nhiệm từng cá nhân liên quan, xử lý nghiêm để răn đe. “Những người liên quan trong vụ án này đã chủ quan, thiếu ý thức, thiếu kiến thức về pháp luật dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội”, vị lãnh đạo cho hay.

Khi được hỏi về BN 1342, vị này cho rằng BN này vi phạm quy định tại khu cách ly riêng của Vietnam Airlines, sau đó tiếp tục vi phạm quy định cách ly tại địa phương khi được cho về nhà, làm lây lan bệnh cho 3 người. "Hiện một số người liên quan đang bị cách ly, Công an TP.HCM khi thực hiện các quy trình tố tụng luôn phải tuân thủ đúng luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Công an TP đang điều tra và sẽ thông tin đến dư luận sau khi có kết quả", vị này nói.

Theo luật sư Kiều Anh Vũ (Đoàn luật sư TP.HCM), nguyên tắc chưa khởi tố bị can thì nghi can vẫn không bị hạn chế các quyền công dân của mình. Vì vậy, nghi can vẫn sinh hoạt bình thường và chỉ thực hiện các biện pháp cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. “Khi nghi can đang bị cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại nhà thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể bằng biện pháp nghiệp vụ, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Theo bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nguồn chứng cứ sẽ bao gồm: vật chứng; lời khai, lời trình bày; dữ liệu điện tử; kết luận giám định, định giá tài sản; các tài liệu, đồ vật khác... Vì vậy, lời khai, lời trình bày của nghi can (sau này có thể là bị can) không phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Do đó, để chứng minh tội phạm trong trường hợp của BN 1342 thì dù có chuyện thông cung cũng không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án”, luật sư Kiều Anh Vũ nhìn nhận.

Tịch thu điện thoại đối với bị can, bố trí công an giám sát

Tuy nhiên, đối với trường hợp ở An Giang thì khác, bởi ngày 1.1, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh An Giang đã khởi tố bị can nên bị can dù đang được cách ly tập trung, điều trị bệnh nhưng vẫn bị điều chỉnh bởi các quy định tố tụng. Theo kết quả điều tra ban đầu của Công an tỉnh An Giang, bị can Phan Phi Hùng được xác định là người đã móc nối với các đối tượng bên Campuchia và nhóm của Trương Chí Tài, Lê Văn Dinh, Trang Văn Út, Phan Thanh Hập để đưa nhóm gồm BN Covid-19 thứ 1.440 và những người khác có nhu cầu nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Theo đó, trong nhóm 9 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam do Hùng tổ chức đưa rước, đã có 4 người mắc bệnh Covid-19 gồm các bệnh nhân: 1440, 1451, 1452 và 1453. Đến tối 8.1, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh An Giang đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 3 bị can: Phan Phi Hùng (42 tuổi), Phạm Thanh Hập (26 tuổi, cùng trú xã Khánh Bình) và Trang Văn Út (32 tuổi, trú xã Phú Hữu, cùng H.An Phú) để tiếp tục điều tra về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép. Các bị can được Công an tỉnh An Giang di lý từ Bình Dương về An Giang tạm giam sau thời gian được cách ly 14 ngày tại Bình Dương để phòng, chống Covid-19.

Cũng trong chiều 9.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, cho biết liên quan đến vụ bắt tạm giam 3 bị can trong nhóm đưa người nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam xảy ra ngày 23.12 trên địa bàn H.An Phú (An Giang), Cơ quan ANĐT Công an tỉnh An Giang đã thực hiện nghiêm theo quy định phòng, chống dịch Covid-19 và quy định về điều tra. Cụ thể, theo đại tá Nơi, sau khi xác định được Phan Phi Hùng, Phạm Thanh Hập và Trang Văn Út liên quan đến đường dây tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép, Công an tỉnh An Giang đã cử lực lượng trinh sát phối hợp với các tỉnh truy tìm, phát hiện Hùng và Hập trốn ở Bình Dương nên phối hợp Công an tỉnh Bình Dương lập hồ sơ đưa 2 bị can này vào thực hiện cách ly tập trung theo quy định tại Bình Dương; đồng thời đưa Trang Văn Út (tiếp xúc gần với nhóm người nhập cảnh trái phép, trong đó có BN Covid-19 thứ 1.440) cách ly tập trung ở H.An Phú.

Đại tá Nơi cho biết trong quá trình 3 bị can này cách ly tại khu cách ly tập trung, lực lượng công an 2 tỉnh An Giang và Bình Dương bố trí cho ở khu vực riêng biệt và có công an canh giữ. Quá trình cách ly, cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra các bị can này theo quy định. Trong đó tuân thủ các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. “Các bị can này trong quá trình trong khu cách ly bị khởi tố nên xác định đó là tội phạm, vì vậy công an thu toàn bộ điện thoại theo quy định để tránh trường hợp thông cung, trao đổi với nhau, hoặc trao đổi với bên ngoài”, đại tá Đinh Văn Nơi nói.

 

Theo TRẦN NGỌC-PHAN THƯƠNG-NGỌC LÊ (thanhnien)
 

Có thể bạn quan tâm

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Các cây gỗ lớn bị cưa hạ nằm chỏng chơ tại khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo. Ảnh: NLĐO

Việc chặt cây gỗ lớn tại trụ sở phường Cheo Reo: Nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định

(GLO)- Theo một số thông tin báo chí đăng tải, trước ngày sáp nhập xã, phường, hàng loạt cây gỗ lớn trong khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) bị cưa hạ rồi đem bán, khiến nhiều người dân bức xúc. Để làm rõ thông tin này, P.V Báo Gia Lai đã vào cuộc tìm hiểu.

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

(GLO)- Ngày 22-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với chùa Mỹ Thạch và nhóm giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP. Hà Nội) và đoàn từ thiện TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh dân tộc thiểu số và người dân khó khăn.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

(GLO)- Báo Gia Lai trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).

null