Bí ẩn trong vụ án sửa điểm thi ở Hoà Bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 6 ngày xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT 2018, TAND tỉnh Hòa Bình sẽ ra phán quyết vào sáng 21/5 song một số vấn đề còn tranh cãi. Trong 15 người bị xét xử, ba người một mực kêu oan, 13 người còn lại thừa nhận hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt.
Suốt phiên xử, đại diện VKSND tỉnh Hòa Bình bảo lưu quan điểm truy tố và cho rằng đây là vụ án có tổ chức dưới sự chỉ đạo chủ mưu của Nguyễn Quang Vinh (cựu trưởng phòng khảo thí, phó trưởng ban chấm thi). Người có vai trò quan trọng thứ hai là Nguyễn Mạnh Tuấn (thành viên ban chấm thi, cựu hiệu phó trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy). Các bị cáo còn lại cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội với vai trò giúp sức tích cực.
 
Bị cáo Nguyễn Quang Vinh rời toà chiều 15/5. Ảnh: Phạm Dự.
Bí ẩn người nhờ nâng điểm?
Trong vụ án này, việc "nhờ xem điểm hay nâng điểm" còn nhiều tranh cãi. Vấn đề mấu chốt vì sao bị cáo Vinh, Khương Ngọc Chất (cựu trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) lại tổ chức việc nâng điểm, hiện chưa có lời giải.
Theo cáo trạng, ông Vinh chỉ đạo những người dưới quyền trong kỳ thi thực hiện nâng điểm cho các thí sinh. Tuy nhiên, việc ông Vinh nhận thông tin thí sinh từ đâu và "nhận nâng điểm hay xem điểm" cho bao nhiêu em thì cả cáo trạng và quá trình xét xử đều không làm rõ.
Tại toà không phụ huynh nào thừa nhận điều này. Ông Vĩnh cũng luôn khẳng định không nhận thông tin nhờ nâng điểm hay xem điểm cho bất kỳ thí sinh nào.
Tương tự, Khương Ngọc Chất khai giữa tháng 7/2018 được các cán bộ Công an tỉnh như Trưởng phòng kỹ thuật hình sự, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế, giám thị trại giam, cán bộ phòng hậu cần... nhờ xem điểm trước cho con, cháu. Ông Chất vì nể nang đồng nghiệp nên nhận. Ông sau đó nhờ ông Vinh nhưng bị từ chối.
Cựu thượng tá Chất khẳng định "mọi việc chỉ có vậy" chứ không nhờ nâng điểm cho 8 thí sinh như cáo buộc. Suốt phiên tòa, ông luôn kêu oan.
Hồ Chúc (cựu giáo viên trường THPT Thanh Hà, huyện Lạc Thủy) khai được gia đình hai phụ huynh nhờ nâng điểm cho con. Khi một thí sinh được nâng 14,95 điểm cho 5 môn, một em được tăng 18,8 điểm cho 5 môn thì Chúc nhận của hai gia đình này 300 triệu đồng tiền cảm ơn và chuyển cho Mạnh Tuấn, người trực tiếp nâng điểm. Tuy nhiên, hai phụ huynh của các thí sinh đã phản bác mọi lời khai và quy kết trong cáo trạng. Họ cho rằng chỉ nhờ Chúc xem trước điểm thi chứ không nhờ nâng điểm và cũng không đưa tiền cảm ơn.
Ba bị cáo kêu oan
Bị cáo Nguyễn Quang Vinh, Khương Ngọc Chất, Đào Ngọc Thuật (giáo viên trường THPT Mường Bi, Tân Lạc) đều cho rằng VKS chỉ dùng lời khai của Đỗ Mạnh Tuấn làm căn cứ buộc tội nên không có cơ sở.
Ông Vinh cho rằng thiếu trách nhiệm trong kỳ thi chứ không lợi dụng chức vụ để phạm tội. Ông gay gắt phản đối VKS khi chỉ dựa duy nhất vào "lời khai không đồng nhất" của Mạnh Tuấn mà không đưa ra được các chứng cứ vật chất buộc tội thể hiện ông có vai trò chủ mưu.
Ông phủ nhận việc đưa chìa khoá phòng chứa bài thi cho Mạnh Tuấn. Việc ông bố trí chỗ ăn nghỉ của tổ chấm thi gần phòng chứa bài ở nhà công vụ của Công an tỉnh Hoà Bình vì muốn mọi thứ tốt hơn chứ không có động cơ xấu.
Ông Chất cũng khai trong kỳ thi THPT 2018 không câu kết, bàn bạc với Mạnh Tuấn và Vinh để thực hiện sai phạm. Ông Vinh cũng khai không có sự bàn bạc này.
Ông Chất đề nghị VKS công bố chứng cứ cho thấy "có các cuộc gọi và tin nhắn" chứng minh hành vi phạm tội của mình. Nếu vẫn bị kết án, ông nói sẽ kêu oan đến tận đời con, cháu để chứng minh không phạm tội.
Ông Thuật cũng phản bác mọi cáo buộc và đề nghị VKS đưa ra các chứng cứ vật chất buộc tội, ngoài lời khai của Mạnh Tuấn.
Khẳng định mọi lời khai của mình là đúng, Mạnh Tuấn cho rằng với vị thế của vị phó trường huyện thì không đủ tầm để thao túng cả hội đồng thi với hàng nghìn người. Tuấn nói chấp nhận thành "kẻ phản bội, vu khống" dưới con mắt của một số người vì đã nói sự thật. Tuấn thấy đó là việc đáng làm, thể hiện mình đã ăn năn hối lỗi.
Trước lời kêu oan của ba bị cáo, VKS cho rằng đủ căn cứ kết tội và việc này không chỉ dựa vào lời khai của Mạnh Tuấn mà còn có các chứng cứ như lời khai người liên quan, các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn thu thập từ nhà mạng.
Trong danh sách các thí sinh ông Vinh nhờ nâng điểm có con của Giám đốc Sở khoa học, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, cháu bên vợ của Vinh... nên đây cũng là các chứng cứ buộc tội.
Hơn nữa, chùm chìa khoá phòng chứa bài thi trắc nghiệm ông Vinh đưa cho Mạnh Tuấn là chứng cứ vật chất buộc tội. Mạnh Tuấn không thể tự mình thực hiện hành vi phạm tội khi thiếu chìa khoá, điều kiện sinh mã phách, được bố trí chỗ ăn ngủ hợp lý... "Tất cả điều này chỉ người có thẩm quyền như ông Vinh mới có thể sắp xếp", bản luận tội nêu.
 
Bị cáo Khương Ngọc Chất rời toà trưa 15/5. Ảnh: Phạm Dự.
Giáo viên được hưởng lợi khi nâng điểm?
Ba cựu giáo viên THPT là tổ trưởng chấm thi tự luận môn Ngữ văn gồm Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Không kết luận ba người này có hưởng lợi tiền, vật chất nhưng VKS xác định trong khi thực hiện nhiệm vụ họ đã vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân mà can thiệp nâng điểm cho các thí sinh.
Tại tòa, ba bị cô giáo đều khai chỉ làm theo chỉ đạo của bà Diệp Thị Hồng Liên (cán bộ phụ trách chung chấm thi tự luận, cựu trưởng phòng khảo thí) chứ không hưởng lợi về vật chất. Theo lời dặn của bà Liên, ba cô giáo chuyển thông tin có tên thí sinh và số điểm cần nâng cho giám khảo chấm thi trực tiếp và nói "đây là quan hệ của lãnh đạo".
Loan nói khi chấm lệch điểm chỉ nghĩ đó là "hành vi có lợi, không gây tổn hại" cho học sinh nên "cần mẫn làm một việc sai trái". Loan ân hận và không ngờ sự năng nổ nhiệt tình của mình lại là tình tiết buộc tội nặng như thế.
Bị cáo Chung, Trà không chối tội nhưng mong được hưởng khoan hồng do lúc đó chỉ làm theo chỉ đạo.
Trong vụ án này duy nhất Mạnh Tuấn bị cáo buộc nhận 300 triệu đồng của Hồ Chúc, 500 triệu đồng của Khương Ngọc Chất, 250 triệu đồng của Đào Ngọc Thuật. Tuy nhiên Chất và Thuật không thừa nhận nên chỉ Tuấn và Hồ Chúc bị truy tố về tội Đưa hối lộ và Nhận hối lộ.
Một thí sinh bị nâng điểm nhầm?
145 bài thi trắc nghiệm của 58 thí sinh được nâng từ 0,2 đến 9,25 điểm cho một môn. 20 bài thi Ngữ Văn được chấm nâng từ 1,25 đến 4,5 điểm.
Tại các phiên xử, chị Trần Thuý Phương hai lần đề nghị HĐXX làm rõ việc tại sao con trai "tự nhiên bị nâng 8,2 điểm cho hai môn". Chị khẳng định gia đình không có nhu cầu "chạy, mua" hay nhờ bất kỳ ai xem trước điểm.
Đối chất, bà Lê Thị Hồng (cựu hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) thừa nhận đã "tự lấy thông tin con trai chị Phương" để nhờ Mạnh Tuấn sửa bài nâng điểm. Bà Hồng khai không có mục đích xấu gì mà đây là "hành động rất ngu ngốc nhất thời". Bà thấy thương con chị Phương học không tốt như các học sinh khác và lại chỉ được học lớp cận chuyên nên mới "tự giúp đỡ".
HĐXX nói rằng đã hiểu khi nghe các bên trình bày song chưa đưa ra phán quyết.
Từ ngày 11 đến 16/5, TAND tỉnh Hoà Bình xét xử 15 người trong vụ án sửa điểm thi về các tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ.
Đỗ Mạnh Tuấn, người duy nhất bị truy tố hai tội danh bị VKS đề nghị mức án cao nhất, từ 10 đến 12 năm tù. Chủ mưu Nguyễn Quang Vinh bị đề nghị 7-8 năm tù, các bị cáo còn lại từ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 6 năm tù.
Dân Việt (Phạm Dự/VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.