Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định TP HCM đạt chứng nhận vàng trị đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đang cải thiện một số tiêu chỉ nhỏ để sớm đạt được chứng nhận bạch kim, giúp người bệnh đột quỵ ngày càng được điều trị tốt hơn theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) vừa trao chứng nhận chất lượng điều trị vàng cho Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP HCM. WSO vinh danh các trung tâm đột quỵ theo ba tiêu chuẩn gồm vàng, bạch kim và kim cương. Tổ chức này đánh giá chất lượng điều trị đột quỵ theo từng quý.
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là một trong ba nơi đầu tiên tại TP HCM sử dụng thuốc tiêu sợi huyết rTPA để điều trị đột quỵ. Năm 2020, bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.600 bệnh nhân đột quỵ, khoảng 16% bệnh nhân đến trong thời gian vàng, được điều trị tái thông kịp thời, cứu được não, hồi phục tốt. Năm 2019, tỉ lệ này là 13%.
 
Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam (bên phải) trao chứng nhận cho bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam (bên phải) trao chứng nhận cho bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, chứng nhận vàng đòi hỏi nhiều tiêu chí, từ lúc bệnh nhân nhập viện điều trị giai đoạn cấp cho đến điều trị phòng ngừa sau khi xuất viện. Chứng nhận vàng trong điều trị đột quỵ dựa trên các khuyến cáo tốt nhất hiện nay dành cho bệnh nhân, mục tiêu nâng cao chất lượng của các trung tâm trên toàn thế giới.
Với nguồn lực, khả năng chuyên môn, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định hoàn toàn có thể sớm đạt được các chuẩn cao hơn như bạch kim, kim cương, để mang lại lợi ích nhiều hơn cho bệnh nhân.
BS Nguyễn Hoàng Hải, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, nhấn mạnh bệnh viện đang cải thiện một số tiêu chí nhỏ để sớm đạt được chứng nhận bạch kim, giúp người bệnh ngày càng được điều trị tốt hơn theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện bản đồ mạng lưới trị đột quỵ tại TP HCM có 27 cơ sở, gồm 1 trung tâm, 18 đơn vị và 8 đội đột quỵ đặt tại các bệnh viện. Sở Y tế TP HCM đang đặt mục tiêu điều trị dưới 60 phút cho bệnh nhân đột quỵ, bao gồm toàn bộ quá trình, từ khi cấp cứu 115 tiếp cận người bệnh tại hiện trường, xử trí ban đầu, vận chuyển, cho đến khi có chỉ định can thiệp tại bệnh viện.
NGUYỄN THẠNH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.