Đột quỵ ngày càng trẻ hóa: Những tác nhân không thể xem thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đột quỵ là một căn bệnh xảy ra đột ngột, không thể kiểm soát, có nguy cơ tử vong cao. Bệnh có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, thậm chí ở độ tuổi từ 20 trở lên.
Chia sẻ trên Lao Động, PGS.TS. Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Điều đáng tiếc cho những ca đột quỵ ở người trẻ là đến viện muộn. Kết quả là họ mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại những hệ lụy đáng tiếc. Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ như tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng…
Thường xuyên bị stress, căng thẳng
Căng thẳng, stress: Công việc lương cao thường đi kèm áp lực. Theo Trường Luật William & Mary (Mỹ), các CEO có nguy cơ stress đến trầm cảm gấp đôi người thường Nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cũng cho thấy, công việc áp lực, làm trên 55 giờ mỗi tuần có thể gia tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ (3).
Lạm dụng rượu, bia thuốc lá

1/4 người mắc bệnh đột quỵ có liên quan trực tiếp tới thuốc lá
1/4 người mắc bệnh đột quỵ có liên quan trực tiếp tới thuốc lá
Theo một khảo sát công bố trên tạp chí Stroke, rượu, bia có thể làm tăng huyết áp, là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim và gan. Uống nhiều rượu khiến nguy cơ đột quỵ tăng 34%.
Nghiên cứu cho thấy, các hợp chất có trong khói thuốc lá làm hình thành các cục máu đông – đây là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.
Thói quen lười vận động, chế độ ăn uống không phù hợp
Thói quen lười vận động lâu ngày dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Tăng huyết áp do ngồi nhiều gây cản trở quá trình lưu thông máu, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh về tim mạch và nguy cơ gây đột quỵ.
Tạp chí Lancet của Anh đã đăng tải một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 1/3 người trưởng thành trên khắp thế giới lười vận động, gây ra 5,3 triệu cái chết mỗi năm.
Chế độ ăn uống không phù hợp gây nên bệnh béo phì: Một số nghiên cứu của Bắc Mỹ và châu Âu cho thấy béo phì, riêng nó cũng là một yếu tố nguy cơ của tất cả các loại đột quị. Béo phì là yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch và như vậy có thể là yếu tố thứ phát của đột quỵ thiếu máu não thông qua bệnh tim.
ĐẶNG TRIỀU (T/H/LĐO)

https://laodong.vn/suc-khoe/dot-quy-ngay-cang-tre-hoa-nhung-tac-nhan-khong-the-xem-thuong-893724.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.