Ba lầm tưởng phổ biến về thực phẩm bổ sung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc kinh doanh thực phẩm bổ sung đang bùng nổ và với tất cả sự cường điệu xung quanh chúng, thật dễ làm cho mọi người quên mất những tác dụng phụ của nó cũng như chưa có bằng chứng an toàn nào.
Tiếp thị các chất bổ sung thường được cho là có lợi mà chúng chưa được chứng minh và được quảng cáo tốt như thực phẩm tự nhiên. (Ảnh: Valentyna Yeltsova)

Tiếp thị các chất bổ sung thường được cho là có lợi mà chúng chưa được chứng minh và được quảng cáo tốt như thực phẩm tự nhiên. (Ảnh: Valentyna Yeltsova)

Với tư cách là giảng viên nghiên cứu về giáo dục y khoa sau đại học và nhiều năm theo dõi việc tiếp thụ thực phẩm bổ sung, một chuyên gia người Mỹ nhận thấy có ba giả định sai lầm xuất hiện lặp đi lặp lại trong hoạt động tiếp thị thực phẩm bổ sung.

1. Sự hấp dẫn của cái được cho là tự nhiên

Từ “tự nhiên” được sử dụng rất nhiều trong việc tiếp thị các chất bổ sung nên nhiều người nghĩ rằng nó tốt và vô hại. Thực chất, đó là một sự ngụy biện. Chẳng hạn như khi nói đến việc bổ sung vitamin C, chúng ta nghĩ ngay đến việc ăn cam, quýt, nhưng giờ đây các viên thuốc bổ sung vitamin C đầy rẫy trên thị trường.

Ngành công nghiệp thực phẩm bổ sung tràn ngập các thương hiệu kết hợp từ "tự nhiên", nhưng chỉ là ngụy biện về tự nhiên. Ngoài ra, hãy xem các trang web và quảng cáo kêu gọi khách hàng từ bỏ các sản phẩm "nhân tạo" để chuyển sang sử dụng các sản phẩm "tinh khiết" và "dinh dưỡng tự nhiên". Nói rõ hơn, "tự nhiên" không có nghĩa là "tốt hơn", nhưng đó là điều mà bộ phận tiếp thị muốn bạn nghĩ.

2. Niềm tin càng nhiều càng tốt

Sự thật là cơ thể chúng ta điều chỉnh chặt chẽ lượng vitamin và khoáng chất chúng ta tiêu thụ. Nếu bạn không bị thiếu hụt, việc tiêu thụ nhiều vitamin hoặc khoáng chất cụ thể thông qua thực phẩm bổ sung sẽ không nhất thiết mang lại lợi ích cho sức khỏe . Đó là lý do tại sao những người hoài nghi về thực phẩm bổ sung đôi khi nói: "Bạn đang phải trả tiền cho việc đi tiểu đắt tiền" - vì cơ thể bạn sẽ bài tiết lượng dư thừa.

Để biết hiểu hơn về lầm tưởng càng nhiều càng tốt, hãy nhìn vào bất kỳ loại thực phẩm bổ sung vitamin C nào. Bao bì thường hiển thị nổi bật liều lượng có thể đạt tới 750 hoặc 1.000 miligam. Nhưng người lớn chỉ cần khoảng 75 đến 120 mg vitamin C mỗi ngày. Tương tự, hãy xem các chất bổ sung vitamin D có thể có liều lượng 5.000 IU hoặc đơn vị quốc tế - một thực tế cũng thường được thể hiện rõ ràng trên bao bì. Nhưng người lớn không nên tiêu thụ quá 4.000 IU mỗi ngày.

3. Cứ uống cho yên tâm

Cuối cùng, ngành công nghiệp thực phẩm bổ sung thích tận dụng ý tưởng rằng, thà làm một việc gì đó còn hơn là không làm gì cả. Đây là sự thiên vị hành động. Hành động khiến mọi người cảm thấy họ có nhiều khả năng kiểm soát tình huống hơn, điều này đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ khi nói đến sức khỏe. Họ có thể nghĩ: “Ngay cả khi tôi không cần bổ sung vitamin C, tôi cũng sẽ uống cho chắc chắn. Có hại gì không?”

Các chất bổ sung thường chứa gấp nhiều lần lượng khuyến nghị hàng ngày của một loại vitamin hoặc khoáng chất cụ thể. Quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày và hơn thế nữa. Quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến các tình trạng bao gồm buồn nôn, nôn và sỏi thận. Các chất bổ sung cũng có thể tương tác với các loại thuốc được kê đơn.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.