Bệnh viêm da nổi cục: Nhập 6 triệu liều vaccine, tiêm phòng cho toàn bộ trâu, bò trên cả nước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hiện nay, tình hình bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra ở 123 xã của 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, gần đây nhất bệnh đã lây lan vào các tỉnh miền Trung và miền Nam là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.


Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, bệnh viêm da nổi cục xuất hiện ở Việt Nam tháng 10/2020.

Kể từ đó đến nay dịch bệnh đã xảy ra tại 308 hộ của 24 tỉnh, thành phố, tổng cộng đã có trên 4.200 con gia súc mắc bệnh (381 con đã chết, buộc phải tiêu hủy).

 

Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, 200.000 liều vaccine đã được sử dụng để phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Hiện, còn 500.000 liều đã về đến cửa khẩu và đang chờ đánh giá chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, 200.000 liều vaccine đã được sử dụng để phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Hiện, còn 500.000 liều đã về đến cửa khẩu và đang chờ đánh giá chất lượng.


Hiện nay, tình hình bệnh viêm da nổi cục xảy ra ở 123 xã của 15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, gần đây nhất bệnh đã lây lan vào các tỉnh miền Trung và miền Nam là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

"Để kiểm soát và phòng chống dịch bệnh các địa phương đã tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ NNPTNT", ông Long cho hay.

Theo ông Long, viêm da nổi cục là bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình dịch bệnh cũng như quy định của pháp luật, đến thời điểm hiện nay Cục Thú y đã báo cáo Bộ NNPTNT quyết định cho phép nhập khẩu trên 6 triệu liều vaccine.

"Hiện nay, tổng số đàn trâu, bò của nước ta khoảng 6 triệu con, vì vậy việc nhập 6 triệu liều vaccine sẽ cơ bản đáp ứng cho tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên cả nước", ông Long nói.

Sau khi nhập vaccine về, các cơ quan kiểm nghiệm của Cục Thú y đã tổ chức tiến hành đánh giá chất lượng vaccine dựa vào chỉ số vô trùng, an toàn hiệu lực.

Tính đến ngày 26/2/2021 các cơ quan kiểm nghiệm của Cục Thú y đánh giá vaccine Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã đáp ứng những yêu cầu, do đó Cục Thú y đã tham mưu cho Bộ NNPTNT chỉ đạo các địa phương căn cứ diễn biến, nguy cơ tình hình dịch bệnh để quyết định việc sử dụng vaccine chống dịch khẩn cấp.


 

Tính đến thời điểm hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra ở 123 xã của 15 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tính đến thời điểm hiện nay, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra ở 123 xã của 15 tỉnh, thành phố trên cả nước.



Tính đến thời điểm hiện tại, đã có gần 200.000 liều vaccine đã được đưa vào sử dụng thực tế.

"Cuối tuần vừa qua, chúng tôi cũng nhận được thông báo từ các doanh nghiệp, đó là, 500.000 liều vaccine đã về đến cửa khẩu, số vaccine này phải trải qua quá trình đánh giá chất lượng trước khi đưa vào sử dụng theo quy định", ông Long cho biết.

Cũng theo ông Long, đối với các loại vaccine khác hiện nay đang được tổ chức đánh giá theo đúng quy định trước khi quyết định sử dụng chống dịch khẩn cấp.

Trả lời câu hỏi của PV về việc tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh viêm da nổi cục, người dân đang có đôi chút hoang mang và "quay lưng" với thịt trâu và thịt bò?

Ông Long cho hay, bệnh viêm da nổi cục chỉ xảy ra trên trâu bò, vi rút gây bệnh viêm da nổi cục không lây nhiễm và lây bệnh ở người.

"Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên sử dụng gia súc bị bệnh hoặc nghi mắc bệnh, nhưng do vi rút này không có khả năng gây nhiễm bệnh ở người, do đó, cũng mong bà con yên tâm việc tiêu thụ sản phẩm giá súc, đặc biệt là trâu, bò thì không có quan ngại gì liên quan đến sức khỏe".


Ngay khi chưa có nguy cơ bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xuất hiện ở Việt Nam, Bộ NNPTNT, Cục Thú y đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, kiểm tra năng lực chẩn đoán xét nghiệm và tổ chức đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các loại vaccine. Bên cạnh đó, ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương để nhận biết cũng như các biện pháp phòng chống dịch bệnh.


https://danviet.vn/benh-viem-da-noi-cuc-nhap-6-trieu-lieu-vaccine-tiem-phong-cho-toan-bo-trau-bo-tren-ca-nuoc-20210315142444991.htm



Theo Minh Ngọc (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.