Bé trai 3 tuổi bị đỉa chui vào mũi sống ký sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tin từ Phòng khám Như Hoa (lô 74-75 đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết, chiều ngày 1-3, có 1 bé trai người Bahnar 3 tuổi tên Guê (SN 2017, trú tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được gia đình đưa đến khám và bác sĩ ở đây phát hiện trong mũi bé trai có 1 con đỉa chui vào. 
Con đỉa đã được gắp ra khỏi mũi nạn nhân. Ảnh: Văn Ngọc
Con đỉa đã được gắp ra khỏi mũi nạn nhân. Ảnh: Văn Ngọc
Người nhà của cháu Guê cho hay, trước đó khoảng 1 tuần, cháu có những biểu hiện bất thường như sổ mũi, chảy rỉ máu mũi, quấy khóc và không hợp tác với nhân viên y tế. Qua nội soi, các bác sĩ tại đây xác định có 1 con đỉa dài khoảng 3 cm đang bám ở vị trí sâu và cao trong hốc mũi phải. Quá trình thăm khám, người nhà cho biết cháu Guê thường đi nương rẫy cùng cha mẹ và tắm trong khe suối cũng như uống nước suối trực tiếp không qua đun nấu. 
Bác sĩ đã dùng dụng cụ chuyên khoa để gắp con đỉa ra khỏi mũi nạn nhân. Hiện nạn nhân đã ổn định sức khỏe và trở về nhà. Bác sĩ Nguyễn Đại Dương-Phòng khám Như Hoa cho hay, trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh có hơn 10 trường hợp bị đỉa chui vào sống ký sinh trong cơ thể, tất cả các trường hợp ghi nhận được đều là người dân tộc thiểu số sử dụng nước sông suối, kênh rạch tự nhiên. 
Hầu hết các trường hợp này đỉa ký sinh trong vùng hốc mũi khiến nạn nhân khó thở, mất máu trong một thời gian dài dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Cá biệt có trường hợp đỉa chui vào thanh khí quản gây nguy hiểm đến tính mạng. “Người dân không nên tắm rửa, uống nước trực tiếp ở khe suối vì đỉa có thể xâm nhập cơ thể, mắt thường không quan sát được. Nếu phát hiện bất thường thì không nên tự xử trí mà phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để nội soi gắp dị vật”-bác sĩ Dương khuyến cáo. 
Văn Ngọc  

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.