Bé trai 15 tuổi mắc bệnh Whitmore đã tử vong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bệnh nhi 15 tuổi mắc Whitmore, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tử vong do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng nặng.
Whitmore (còn gọi bệnh Melioidosis) là bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước nhiễm khuẩn. 
Tối 12-11, Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, một trong hai bệnh nhân mắc Whitmore đang điều trị tại đây đã tử vong trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột dù được các bác sĩ phẫu thuật và điều trị tích cực. Trường hợp còn lại là em bé 10 tuổi ở huyện Nông Cống, vẫn đang được điều trị.
Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet
Trước đó, trẻ được chuyển đến viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 của bệnh Whitmore. Hai ngày trước khi khởi phát, bé đi học về bị dầm nước mưa, sau đó sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi sẩn ban, đau tức ngực phải, đau bụng... vào viện cấp cứu.
Trẻ chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nặng, phổi tổn thương, suy hô hấp, ban sẩn xuất huyết ở hai bàn tay, thở máy, duy trì vận mạch. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, Whitmore.
Bộ Y tế cảnh báo: "Whitmore không thường gặp, không gây thành dịch nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, tỷ lệ tử vong cao". Bộ Y tế dự báo điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có thể ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore.
Tại Việt Nam, khoảng 70% ca Whitmore nhập viện từ tháng 9 đến tháng 11. Số bệnh nhân thường liên quan và tỷ lệ thuận với tình trạng mưa lũ hàng năm.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore.
Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. Nếu có vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn, nên làm sạch hoàn toàn.
L.H (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.