Bất ngờ với bài tập hiệu quả để hồi phục sau đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học Canada đã chỉ ra phương án giúp các bệnh nhân "thoát hiểm" cơn đột quỵ từ 6 tháng trở lên, sớm trở lại cuộc sống.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Stroke, phương pháp tập luyện cường độ cao ngắt quãng mà nhiều người đang áp dụng để rèn luyện sức khỏe tim mạch, tăng cường hiệu quả giảm cân... có lợi ích đặc biện với bệnh nhân sau đột quỵ.

Đi bộ nhanh và chậm rãi các quãng xen kẽ có thể giúp người đột quỵ cải thiện sức khỏe tốt hơn - Ảnh minh họa: MEDICAL XPRESS

Đi bộ nhanh và chậm rãi các quãng xen kẽ có thể giúp người đột quỵ cải thiện sức khỏe tốt hơn - Ảnh minh họa: MEDICAL XPRESS

Luyện tập cường độ cao ngắt quãng là một phương pháp luyện tập xen kẽ giữa các bài tập cường độ cao trong thời gian ngắn với thời gian tập tốc độ chậm để phục hồi.

Ví dụ, bạn có thể đạp xe nhanh hết sức trong 30 giây rồi chậm lại trong vài phút, lặp lại chu kỳ trong khoảng nửa giờ hoặc đến khi nào bạn cảm thấy cần nghỉ ngơi.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Kevin Moncion, nhà vật lý trị liệu từ Đại học McMaster (Canada), đã thực hiện nghiên cứu trên một nhóm tình nguyện viên là người sống sót sau đột quỵ từ 6 tháng đến 5 năm. Họ được chia làm 2 nhóm, tập luyện 3 lần/tuần, theo dõi trong vòng 12 tuần.

Một nhóm thực hiện bài tập cường độ cao ngắt quãng trong vòng 19 phút, trong đó xen kẽ 10 quãng tập cường độ cao kéo dài 1 phút với 9 quãng tập cường độ thấp cũng dài 1 phút.

Nhóm còn lại tập luyện ở cường độ vừa phải trong khoảng 20-30 phút.

Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh mức độ thể lực, các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp và độ cứng của mạch máu, tốc độ đi bộ và khoảng cách giữa hai nhóm.

Sau 8 tuần kể từ khi kết thúc 12 tuần thử nghiệm, họ được đánh giá một lần nữa để xem tác dụng của các kiểu tập luyện có được duy trì hay không.

Kết quả cho thấy mức độ thể lực tim mạch của nhóm tập luyện cường độ cao ngắt quãng được cải thiện gấp đôi so với nhóm tập luyện liên tục cường độ vừa phải.

Tác dụng cải thiện sức khỏe ở nhóm này cũng được duy trì sau 8 tuần ngưng chu kỳ tập luyện, trong khi nhóm còn lại không duy trì được.

Cả hai nhóm đều cải thiện được sức bền khi đi bộ.

Theo TS Moncion, các kết quả này nhấn mạnh kiểu tập luyện nào cũng tốt để hồi phục, nhưng người tập cường độ cao ngắt quãng hưởng lợi lớn hơn.

Phát hiện này cũng đánh đổ nỗi lo sợ phổ biến rằng tập thể dục với cường độ cao bất kể theo cách nào cũng bất lợi cho sức khỏe mong manh sau đột quỵ.

Theo Báo cáo Cập nhật số liệu thống kê về bệnh tim và đột quỵ năm 2024 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, năm 2021, toàn thế giới có tới 7,44 triệu ca tử vong do đột quỵ. Nhiều người khác sống sót nhưng phải sống trong cảnh tàn tật, suy giảm chất lượng sống... do chậm hoặc không thể hồi phục.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.