Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Nhu cầu mua nhà, bất động sản ngày càng tăng, nhưng những khó khăn về tài chính và tình hình giá bất động sản luôn biến động theo chiều hướng tăng đang là rào cản cho ước mơ của nhiều người. Đặc biệt với những người có thu nhập dưới mức trung bình thì để có nơi an cư lạc nghiệp không phải là chuyện dễ.

Chị Nguyễn Thị Nga (đang thuê nhà trọ tại tổ 1, phường Thống Nhất) cho hay: Với nguồn thu nhập từ nghề sửa xe máy của chồng và nghề làm nail của chị thì việc mua được mảnh đất hay căn nhà ở trung tâm thành phố chỉ là mơ ước. Chính vì vậy, 2 vợ chồng chị đã bàn bạc và đi đến thống nhất là sẽ tìm mua một lô đất ở vùng ven thành phố.

“Dù chỉ mua lô đất với giá chỉ 300 triệu đồng ở tổ 5 (phường Yên Thế) nhưng 2 vợ chồng phải vay ngân hàng thêm 150 triệu đồng. Vị trí đất ở đây đã được đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở, gần chợ trường học nên mình rất ưng ý. Mua được đất, 2 vợ chồng mình có thêm động lực để cố gắng làm ăn, tích góp tiền trả nợ ngân hàng cũng như xây dựng được ngôi nhà phù hợp với tài chính để an cư lạc nghiệp”-chị Nga chia sẻ.

Xu hướng tìm về quỹ đất vùng ven TP. Pleiku đang được nhiều người quan tâm. Ảnh: Quang Tấn
Xu hướng tìm về quỹ đất vùng ven TP. Pleiku đang được nhiều người quan tâm. Ảnh: Quang Tấn

Nhận thấy giá đất khu vực vùng ven tương đối phù hợp, chị Mai Thị Huyền (tổ 3, phường Tây Sơn) cũng đã sở hữu một lô đất tại khu vực thôn 4, xã Biển Hồ. Chị Huyền cho biết: “Tôi thấy rằng bây giờ mua đất ở vùng ven sẽ dễ hơn là mua ở trong thành phố. Với những ai có thu nhập thấp thì mua đất vùng ven sẽ là lựa chọn tốt hơn. Nhưng cũng cần lưu ý về môi trường xung quanh, như: giao thông, trường học hoặc cơ sở y tế liệu có gần hay không. Nếu chỉ ham giá đất rẻ mà không suy xét kỹ về các yếu tố môi trường, con người xung quanh thì sẽ dễ gặp bất tiện về sau”.

Có thể thấy rằng đối với những cặp vợ chồng trẻ hoặc những người có điều kiện kinh tế chưa cao, thì việc lựa chọn bất động sản vùng ven là lựa chọn hợp lý và phù hợp với tài chính.

Trao đổi với P.V, chị Nguyễn Thị Xuân-Giám đốc Công ty Bất động sản Tâm Nguyễn (TP. Pleiku) cho hay: Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đến cuối năm 2021, thị trường bất động sản trong cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Đến quý I năm 2022, xảy ra tình trạng “sốt” đất nhưng đến giữa năm, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Bởi thời điểm này hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng; lãnh đạo một số doanh nghiệp bất động sản vướng vòng lao lý và nhiều yếu tố khác tác động khiến thị trường bất động sản trầm lắng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, đón nhận nhiều tín hiệu tích cực nên thị trường bất động sản tại Gia Lai đã ấm dần lên và giao dịch đất đai cũng sôi động trở lại. Đặc biệt, thị trường bất động sản tại TP. Pleiku, nhất là khu vực trung tâm có giá tương đối cao. Tùy vào tuyến đường, vị trí sẽ có giá cụ thể, nhưng đa phần để sở hữu một lô đất có diện tích khoảng 100m2 ở trung tâm thành phố là không dễ, nhất là người có thu nhập thấp. Do đó, các lô đất ở những vùng ven cách thành phố tầm 5-10km hiện có giá tương đối "dễ thở", là sự lựa chọn phù hợp cho nhiều người để xây dựng nhà ở hoặc đầu tư.

Theo tôi được biết, hiện có những lô đất vùng ven rất đẹp với diện tích từ 125 - 300m2 giá chỉ tầm 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng tùy vị trí.

Các thung lũng đất nông nghiệp vùng ven đang được nhiều người quan tâm nhờ giá cả phải chăng. Ảnh: Quang Tấn
Các thung lũng đất nông nghiệp vùng ven đang được nhiều người quan tâm nhờ giá cả phải chăng. Ảnh: Quang Tấn

Giám đốc Công ty Bất động sản Tâm Nguyễn cho hay: “Theo kinh nghiệm và từ thực tế tôi nhận thấy, đối với các bạn trẻ lập nghiệp hoặc mới lập gia đình thì việc lựa chọn cho mình một lô đất vừa túi tiền và cách trung tâm thành phố không quá xa là một lựa chọn rất khả thi. Bởi khi lựa chọn bất động sản vùng ven, các bạn sẽ không bị áp lực nhiều về tài chính. Đối với những bạn có số tiền tích góp đủ để mua lô đất phù hợp với mình thì quá tốt. Còn những bạn nếu tài chính chưa đủ để sở hữu lô đất mình thích, thì có thể mượn người thân hoặc vay ngân hàng thêm.

Tuy nhiên, khi mua đất vùng ven, đầu tiên các bạn lưu ý phải chọn những lô đất có vị trí đẹp, đường sá rộng rãi để thuận lợi trong việc đi lại, khu vực đã có nhiều hộ dân ở càng tốt… Tiếp đó là tìm hiểu về tính pháp lý của lô đất. Lô đất muốn mua thì phải liên hệ chính chủ để kiểm tra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thỏa thuận giá cả. Nếu thông qua người khác hoặc môi giới thì người mua cũng phải gặp chủ đất để tìm hiểu giấy tờ và những vấn đề cần thiết liên quan.

Tiếp đó, phải liên hệ Văn phòng Đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố để xem lô đất có bị quy hoạch gì hay không; có chuyển mục đích sử dụng đất được hay không (nếu là đất nông nghiệp); lô đất có tranh chấp hay không… Đặc biệt, người mua đất cần phải tìm hiểu kỹ xem chủ đất là người có uy tín hay không, liệu có bị kiện tụng liên quan đến nợ nần hay không…”

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Xuân còn lưu ý, đối với trường hợp nghi ngờ chủ đất có thể nợ nần bên ngoài dẫn đến kiện tụng ảnh hưởng đến việc nhận chuyển nhượng, thì người mua cần phải có những cam kết riêng với người bán hoặc nhờ đến những người am hiểu pháp luật để hỗ trợ, tránh trường hợp lô đất chưa sang tên mình nhưng lại bị tòa án phong tỏa để đảm bảo cho người thứ 3, còn mình thì lấy lại tiền không được do người bán đã tiêu xài hết…

Mật độ dân số thì càng ngày càng tăng, nhưng đất đai thì có hạn. Xu hướng tìm về bất động sản vùng ven TP. Pleiku đã và đang là một lựa chọn tối ưu cho những ai muốn sở hữu đất và nhà với một mức giá hợp lý; đặc biệt khả thi đối với người trẻ và những ai không muốn bị áp lực nhiều về mặt tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình tìm mua cũng nên trang bị cho bản thân những hiểu biết nhất định về pháp luật đất đai và về giá cả để tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

null