Bánh in ngày Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đầu tháng Chạp, khi trời giăng sương mờ ảo, cũng là lúc bác Năm trong xóm đem ra cái máy đùng bột.

Sở dĩ gọi máy đùng vì mỗi lần cho gạo nếp vào thì dưới sức nóng của lửa, nó phát ra tiếng nổ thật to. Sắp nhỏ đứng ngoài sân, hóng đợi đến lượt, đổ bột vào bì mang về cho mẹ gói bánh in.

Mẹ để dành mấy ký nếp ngon, nhưng chưa đi đùng bột sớm vì sợ mấy ngày đầu, máy còn mùi, bột chưa ngon. Bếp đùng đầu này là bếp lửa, giăng tấm bạt, phía cuối là tấm vải lớn được căng lên, cột túm để đựng bột thành phẩm. Bác Năm mồ hôi nhễ nhại. Ngày nào đông khách, bác nhận lại, ghi tên, hôm sau mới nhận lại bột. Và, càng đến những ngày giáp Tết, khách càng đông.

Ảnh nguồn internet

Ảnh nguồn internet

Sau khi đùng bột về, mẹ lấy nia phơi bột ngoài sương một đêm. Cũng phải lựa thời tiết vì nếu sương quá dày thì bột ướt, đóng dính khuôn, nếu sương ít quá thì bột lại không đủ độ để kết dính. Người làm bánh phải dùng tay, coi tiết trời mà cảm nhận. Bột xong thì chuẩn bị đường. Tôi nhớ, mẹ hay làm bằng đường phèn, đường phổi xay mịn, vị ngọt thanh. Cầu kỳ hơn thì lấy dao, bào đường bánh sẽ có vị ngon hơn. Nhiều gia đình cầu kỳ còn làm thêm nhân là mè hoặc đậu phộng rang trộn đường để bánh thêm vị mặn mà. Có lần, mẹ tôi rắc thêm vài giọt dầu chuối, mùi nếp quyện vào thơm lừng, béo ngậy.

Sáng hôm sau, lấy bột xuống từ mái phơi đêm qua, trộn đường rồi đóng bánh vào khuôn. Có nhiều loại khuôn. Khuôn gỗ gồm 4 chiếc với các hình khác nhau xếp 1 dãy. Ô hình vuông có khắc hình con rồng. Hình hoa 5 cánh mịn, hình trái tim, hình tròn. Loại này bánh mỏng, khuôn gỗ in hoa rõ nét. Loại khuôn bằng nhôm bánh dày hơn, cũng hình trụ tròn, cho bột vào, ấn mạnh tay, in bông hoa hay chữ thọ. Có loại bánh to, dài bằng bàn tay rộng khoảng 10 cm, dày độ 2 cm mà mẹ gọi là bánh táp lô (có thể là hình giống viên gạch táp lô xây nhà). Loại bánh này thường có nhân bên trong. Mẹ đóng nhiều bánh táp lô phơi thành từng nia. Mẹ gói bằng giấy màu ngũ sắc. Có khi tiết kiệm, mẹ rọc giấy báo cũ thành tờ vuông vắn, gói lại. Bánh đóng xong đem phơi nắng nửa ngày. Phần đặt lên ban thờ thắp hương, phần đóng gói cất dành cho ra Giêng.

So với bánh thuẫn thì bánh in là loại bình dân. Thường ra Giêng, khi bánh kẹo ngon ngày Tết đã hết, mẹ lấy từ sập lúa ra thùng bánh in, mỗi buổi đi chăn bò hay đi học về, phát cho mỗi đứa một cái. Mẹ dặn, khi ăn bánh in đừng cười, vì cười thì sẽ sặc hoặc bột bay tung ra. Vậy mà, tụi trẻ con cứ tủm tỉm cười khi được mẹ cho những cái bánh gói giấy xanh đỏ, đem ra đồng, chăn bò, chia phần cho nhau rồi tự chấm điểm xem bánh nhà ai ngon hơn, ngọt hơn.

Lâu quá rồi, dễ đến gần 20 năm, tôi không còn nhìn thấy mẹ đi đùng bột, cắt giấy để làm bánh in nữa. Mẹ nói, tụi nhỏ giờ đã lớn, bánh trái nhiều hơn, ai ăn nữa đâu mà vẽ bày. Vừa rồi, tôi được tặng hộp bánh khảo của miền Bắc, gói trong giấy màu ngũ sắc. Nhìn hộp bánh, nỗi nhớ lại ùa về trong tôi, nhất là hình ảnh mẹ cặm cụi túm tùm đùm nếp rồi hỏi các con: “Tết này nhà mình đùng bột mấy ký tụi bay”.

Có thể bạn quan tâm

Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.
Rau dớn

Rau dớn

(GLO)- Khi đi ngang qua hàng rau trong chợ, tôi đã dừng chân thật lâu trước những bó rau dớn xanh mướt, non mởn của bà con Jrai đem bán. Lâu lắm rồi, tôi mới thấy món rau dân dã này. Bao kỷ niệm chợt ùa về trong tôi. Không trả giá, tôi nhanh chóng mua ngay vài bó mang về.

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Cô bán rau

Cô bán rau

Huệ bán rau ở phố này cũng đã hơn hai năm. Ấy vậy mà chẳng ai hỏi tên Huệ là gì. Nếu cần mua rau, người ta chỉ ới một câu trống không: "Này, rau"... là cô đã quay ngay lại rồi.
Trà my quyến rũ

Trà my quyến rũ

(GLO)- Năm ấy, người bạn là kỹ sư nông nghiệp đem đến nhà tặng tôi một cây trà my nhỏ xinh, được trồng trong chậu đất. Trân quý tình bạn, tôi đem cây trồng ở mảnh đất nhỏ trước hiên nhà.
Đợi mùa măng le

Đợi mùa măng le

(GLO)- Khi mới sáng sớm mà trời dày đặc sương và ngày nắng nóng lên đến cực điểm là Tây Nguyên chuẩn bị bước sang mùa mưa, mùa của xanh lúa, xanh nương, mùa thu hoạch của bao nhiêu sản vật dưới tán rừng...