Thoảng nghe mùi tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong muôn vàn câu chuyện để nói về ngày tết, người ta dễ nhận diện và chộn rộn mỗi khi thấy cành mai, chậu cúc, khóm vạn thọ khoe sắc vàng, đỏ.

Với sắp nhỏ trong nhà, màu tết là cái áo, đôi giày, hay cái nón mới xanh xanh, hồng hồng… và mong chờ nhất, hẳn là màu đỏ rực của bao lì xì ngày đầu năm mới kèm với những lời chúc học hành đỗ đạt.

Trong muôn vàn câu chuyện để nói về ngày tết, người ta dễ nhận diện và chộn rộn mỗi khi thấy cành mai, chậu cúc, khóm vạn thọ khoe sắc vàng, đỏ. Với sắp nhỏ trong nhà, màu tết là cái áo, đôi giày, hay cái nón mới xanh xanh, hồng hồng… và mong chờ nhất, hẳn là màu đỏ rực của bao lì xì ngày đầu năm mới kèm với những lời chúc học hành đỗ đạt.

Mứt dừa ngày tết. Ảnh: NGỌC MINH
Mứt dừa ngày tết. Ảnh: NGỌC MINH

Còn với các bà, các mẹ, hay chị Hai, chị Ba…, tết là những mùi hương nồng ấm của sum vầy. Phảng phất trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm có mùi hăng hăng của củ kiệu đang phơi nắng. Củ kiệu là món đồ chua ăn kèm đặc trưng trong bữa cơm ngày tết ở phương Nam. Cũng không rõ bắt đầu từ khi nào, nhưng hễ tết đến xuân về thì nhà nào cũng sẵn một nồi thịt kho và hũ củ kiệu ăn kèm. Giữa rất nhiều vị mặn, ngọt, bùi, béo của tổng hợp món ngon ngày tết, chút vị chua chua của củ kiệu như một sự cân bằng.

Những ngày tháng Chạp, mùi của tết cũng đậm đà hơn khi mẹ và chị Hai bắt đầu tính chuyện làm mứt. Món mứt truyền thống và có tiếng ở Nam bộ phải kể đến mứt dừa. Dừa non thì làm ra miếng mứt dày một chút, khi ăn vị ngọt béo đậm đà, còn dừa già hơn thì bào sợi mỏng, miếng mứt thành phẩm nhỏ nhắn đủ để nhâm nhi cùng tách trà nóng.

Món mứt dừa có tiếng cũng được bày bán nhiều trên các trang mạng xã hội, đặc biệt loại mứt dừa sên tay trên bếp củi, nồi gang giá có nhỉnh hơn thì khách vẫn chốt đơn liên tục. Mứt dừa sên tay trên bếp củi phải canh lửa than hồng, lượng đường thấm từ từ vào miếng cơm dừa, cái vị ngọt béo hòa quyện cùng mùi thơm ngào ngạt trong miếng mứt, thử qua một lần thì khó mà quên.

Cũng là món mứt truyền thống trong ba ngày tết ở Nam bộ, nhưng mứt gừng ví như mứt của ông bà già. Bởi tụi nhỏ trong nhà chỉ thích vị ngọt béo của mứt dừa, hay chua chua ngọt ngọt của mứt chùm ruột, mứt xoài…, chỉ có ông già bà cả mới ghiền cái vị cay nồng của mứt gừng. Cách làm các món mứt cũng khá tương tự nhau, gừng làm sạch, cắt thành miếng mỏng rồi sên trên bếp. Vị mứt gừng có chút ngọt, chút cay cay đọng trong miệng và nồng ấm ở mũi. Theo lời người lớn, mứt gừng không chỉ nhâm nhi cho vui miệng mà nó còn là vị thuốc dân gian. Cuối năm trái gió trở trời, hay ăn uống khó tiêu, nhai miếng mứt gừng ấm bụng, vị cay cay của gừng cũng làm cơ thể ấm hơn, tránh cảm lạnh.

Nhiều người nói mứt gừng là mứt của sự chiêm nghiệm, bởi tuổi ăn chưa no, lo chưa tới không có đứa nhỏ nào ưa cái vị cay nồng và chút ấm ấm đó. Nhưng dặm dài năm tháng trong đời, có vui, có buồn, có những va vấp để trưởng thành, bất chợt người ta thích cái ngọt của miếng mứt nhưng đọng lại cay nồng ở lưỡi và mũi. Có lẽ, phải đủ chiêm nghiệm thì phong vị ẩm thực của người ta sẽ bắt đầu sâu sắc hơn một chút.

Mùa xuân theo lịch kéo dài hẳn 3 tháng, nhưng với nhiều người, vui nhất có lẽ là những ngày giáp tết. Những ngày mà có bận cách mấy, người ta cũng dễ dàng nhận ra một năm mới sắp đến. Buổi sáng thức giấc, cảm nhận tiết trời đã se lạnh hơn một chút. Nhưng có lẽ mỗi người sẽ có riêng cho mình một mùi tết, có thể là mùi thịt kho, mùi củ kiệu, mùi mứt dừa, mứt bí. Hay đơn giản chỉ là một cái hít hà làn gió mát lành từ mé sông thổi vào, kèm chút se lạnh, tía ngồi trên bộ ngựa uống trà rồi khều khều vai má: “Tết năm nay, tụi nhỏ được nghỉ mấy ngày bà ha?”

Có thể bạn quan tâm

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.