Củ khoai và những ổ bánh mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày xưa, thời tôi học tiểu học, từ nhà tới trường không xa mấy, chỉ qua độ mấy quãng đồng. Sáng ra khỏi nhà đi bộ tới trường, ủ trong cặp củ khoai mì luộc hoặc khoai lang nướng, vậy là đủ no tới trưa.

Má tôi bữa nào cũng dậy từ 3-4 giờ sáng, lo cơm nước, luộc củ khoai cho cả nhà để người lớn có cái dằn bụng ra ruộng, ra rẫy; lũ con nít như tụi tôi không bị sôi ruột khi ngồi trong lớp; mấy đứa mặt còn hôi sữa, vắt mũi chưa sạch thì nhờ đó ở nhà, thiếu người chăm sóc, có cái vét nồi, bớt khóc bớt la… Cái bánh cam phết kẹo đường với mè, bánh bột tréo áo bột đường, hay cục kẹo bòn bon tròn tròn, ngọt ngọt… là mơ ước cao xa của đứa học trò nghèo như tôi. Có lúc cũng thèm cà rem, thứ kem bánh dài dài toàn đá với bột kem mà người ta cắt ra một miếng hình tam giác bán 5 xu; đá bào nhận vô ly rồi chế chút xi rô xanh đỏ cũng 5 xu một ly… nhưng không có tiền. Vậy nên không lạ gì, có bữa tôi nổi cơn đè thằng bạn cùng lứa vô vách nhà để giằng cho được nửa trái bắp luộc…

Minh họa: A.DŨNG

Minh họa: A.DŨNG

Khoai củ bám theo mấy đứa tụi tôi cũng như nhiều người khác qua mấy hồi lận đận, cho đến tận cuối của cái gọi là thời kỳ gian khó. Lúc thóc cao gạo kém, tiêu chuẩn thiếu hụt, bữa cơm độn khoai củ, rồi cơm ít khoai củ nhiều, trở thành chuyện thường nhật. Má tôi, khi ấy thấy cả người lớn và trẻ con không xơi nổi mấy thứ bo bo, bột mì nóng người, ăn vô chín phần không biết bổ dưỡng được tới một, hai phần, chủ yếu độn cho no, bèn chế biến khoai mì, khoai lang, thậm chỉ cả khoai từ, khoai môn thành bánh hấp, bánh nướng, canh khoai... đủ kiểu. “Ngon má ơi!”. Mấy má con rưng rưng...

Ai biết để nói là ngon, má phải lặn lội tay rổ tay hái mấy thứ rau dại, rau dịu, rau mát, rau bợ, kể cả rau muống dại mọc lung tung ngoài đồng... để nhận vô nồi thập cẩm chống đói, không khác gì nồi cám heo. Ấy vậy mà, tới hồi thới lai, bây giờ khoai củ lên ngôi. Món khoai mì hấp nước dừa giờ 20.000 đồng một bịch; bánh khoai lang, khoai môn, thức ăn lý tưởng cho người giảm béo không hề rẻ. Có quán chuyên khoai mì hấp, nước mía ở Củ Chi làm giàu cả chục năm nay. Mấy tiệm, quán lấy khoai lang, khoai môn là nguyên liệu cũng làm giàu... khó tưởng tượng!

Ngày đi học của chú, bác, cậu, dì mình thì dài hơn mình nghĩ. Cậu Năm ngày đó, cùng mấy ông cậu họ, đi học từ làng ra huyện, đi bộ mấy cây số đường dài với cái mo cau dỡ theo ít cơm, có lẽ cũng có khoai. Chiều tối, cậu về trồng mướp, trồng bầu, trồng cải... Rồi trồng thuốc lá phải tưới bắt sâu, đều đặn, cực khổ trăm bề! “Số ổng khổ cực. Mà thực ra cũng còn may, cũng có sự học, dù ít ỏi!”, má tôi vẫn nhắc.

Má tôi thì nhờ được mấy tháng đi bình dân học vụ, tới lúc học vần ngược thì thôi, lo chuyện cơm nước, ruộng rẫy ở nhà. Coi vậy, má viết chữ đẹp, rõ ràng, dễ đọc; tính rợ không thua ai... Dì Út, cậu Út thì may mắn hơn, được cho đi học ở Sài Gòn. Cả nhà nên gia thế, có lẽ cũng nhờ hột lúa củ khoai, với lại ai cũng chân chất đi lên từ gian khó... Má tôi cũng hay nhắc, mỗi cuối tuần, dì, cậu về, trong nhà rất vui vì thế nào cũng có bánh mì ngon mua về. Cậu Năm sau này chạy xe ngựa, xe lam, đi đây đi đó thấy chỗ nào có món ngon, nhất là bánh mì ngon cũng mua về cho nhà.

Lại nói chuyện thèm. Tôi vẫn nhớ hình ảnh ông bán bánh mì chạy “te te” làng trên xóm dưới. Xe đạp, hai bên hai thùng bố đựng bánh mì, ở trên có mấy cái khay vuông vuông đựng cá mòi hộp, xíu mại, dưa leo, đồ chua... Trước xe có cái kèn tay nho nhỏ, nghe tiếng là ai nấy túa ra. Tôi lúc đó chỉ mơ được một khúc bánh mì nho nhỏ chan chút nước sốt, nước tương.

Sau này, tôi lớn lên, cũng đi học ở Sài Gòn, nhớ nhà, nhớ ngoại, nhớ má, tôi cũng không quên ghé mua bánh mì ngay chỗ ngã tư Hàng Xanh cùng con vịt quay, hay chí ít mấy hộp cá mòi Sumaco... Giờ, không nói ai cũng biết, bánh mì ở Sài Gòn - TPHCM ngập trời. Bánh mì ngon, hàng quán bánh mì lên hàng trăm, hàng ngàn, nhưng kiếm đâu ra ổ bánh mì chan nước sốt, nước tương thời xưa cũ của tôi! Mấy ổ bánh mì sum họp của gia đình... Rồi kiếm đâu ra mấy ổ bánh mì, mấy củ khoai lang, khoai mì thời đó, cứ lởn vởn như một ký ức khó phai mờ.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?