Lan man về sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi vừa đặt vài quyển sách cũ, từ Hà Nội chuyển về. Thực ra, những gì viết trong sách vở có thể không bao giờ lỗi thời, bởi chúng luôn nhắc nhớ ta về câu chuyện ở hiện tại hoặc tương lai. “Cũ” chỉ là cách gọi chung cho một cuốn sách đã từng có người đọc, ít nhất là trước tôi.

Sáng chủ nhật vừa rồi, tôi ra phố và mang theo một trong số những cuốn sách ấy. Pleiku mưa trắng trời. Tôi dừng ở những ngã tư, đợi đèn xanh, không mảy may vội vã như lúc người ta tìm cách trú mưa. Cũng chẳng do dự khi phải bước vào một quán cà phê đã chật cứng người. Cái xộc xệch áo quần của “ngày mưa tháng nắng” không làm tôi bận lòng cho lắm. Khi ly cà phê của buổi hẹn đã cạn, bạn cũng rời đi, tôi ngồi lại với cuốn sách nhỏ. Trang bìa lót đề mấy dòng viết tay ngắn ngủi: “Ngày 15 tháng 5 năm 2018. Linh Đa thân yêu, sinh nhật vui vẻ nhé. Tớ không biết chúc cậu gì cả”. Rồi ký tên “Liên”. Thế giới có ngàn vạn Linh Đa, ngàn vạn Liên. Tôi cũng không hiểu từ đâu cuốn sách này đến được với mình. Hay như tựa đề mà nhà văn Modiano đã đặt cho nó: “Từ thăm thẳm lãng quên”.

Những cuốn sách như thế hấp dẫn tôi đến lạ kỳ. Dù so với người yêu sách, hơn hết lại là người viết, tôi biết vốn đọc của mình còn hạn hẹp. Tôi luôn biết ơn ai đó đã tặng hoặc cho mượn sách. Vì trao gửi một cuốn sách là trao gửi tình thương mến, sự tôn trọng và cả niềm tin. Hôm rồi, khi được giao lưu cùng các em học sinh đến từ một số trường THPT trên địa bàn thành phố, xoay quanh chủ đề “Sách-người bạn của tôi”, tôi có nhắn nhủ đôi lời trong bối cảnh mà không mấy người còn mặn mà với sách. Rằng, tôi đọc trước hết và quan trọng hơn hết là để xây dựng nền tảng văn hóa ứng xử cho mình. Văn hóa ứng xử là cội rễ, những năng lực khác dường như chỉ là ngọn. Tôi nghiệm thấy, mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều phải ứng xử với chính mình, với người thân, bạn bè, kể cả với môi trường thiên nhiên. Những ứng xử ấy nếu đúng mực, lịch thiệp, chân thành thì mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp biết bao. Chẳng phải chúng ta luôn bàn tới khái niệm hạnh phúc hay sao? Chỉ cần con người đối đãi với nhau có tình thì cuộc sống tự khắc sẽ đong đầy…

Ngẫm lại, ai cũng trải qua những chuyện mà cuộc sống mang đến như một lẽ tình cờ. Thuở mới lọt lòng, có mẹ cha nâng bước. Khi đủ tuổi đến trường, có thầy cô dạy dỗ. Sau này trưởng thành hơn, “ra” với xã hội, cũng có người thật tâm đến cầm tay, chỉ cho mình điều hay lẽ phải. Nhưng liệu ai sẽ đồng hành mãi mãi với chúng ta ngoài chính bản thân mình? Muốn tự bước đi, cần mang theo sách luôn luôn, như một hành trang quý báu. Người ta nói rất nhiều về lợi ích của sách trong ngày hội sách. Thường, lễ lạt chỉ có dăm ba ngày, còn việc đọc phải là thói quen được duy trì xuyên suốt tháng năm như một nhu cầu thiết thân, cho đến khi nào tâm trí con người không thể nào kiểm soát được nữa.

Tôi mến những người ham đọc sách. Ở họ, lúc nào cũng toát lên vẻ thuần khiết của tâm hồn giàu trí tuệ. Họ không chờ đợi hạnh phúc từ trên trời rơi xuống mà luôn chủ động theo đuổi những thứ mình mong đợi, thích thú. Đa phần những người như thế vừa có thể sống vui với thực tại vừa nuôi trong mình lý tưởng và hơn hết là đủ bản lĩnh để ung dung đối mặt với từng biến cố của cuộc đời.

Dông dài câu chuyện về sách trong một sớm yên lành khi phố núi đón những cơn mưa đầu mùa, tôi bớt được chút tạp niệm vô vị giữa sự đời đen trắng. Sách cảm hóa con người, thức tỉnh con người, là vậy chăng?

Có thể bạn quan tâm

Mùa gặt

Mùa gặt

(GLO)- Nhắc đến Gia Lai, nhiều người sẽ nghĩ đến những dãy núi cao trùng điệp, những cánh rừng bạt ngàn xanh ngát, những rẫy cà phê, cao su ngút ngàn trên đất đỏ bazan trù phú.
Ly cà phê tím

Ly cà phê tím

Sông Túy Loan tím ngát. Những vệt ráng mây in bóng tím. Dãy núi xa xa in bóng tím. Đó là khi hoàng hôn, khi trời nước hoàng hôn, khi lòng người hoàng hôn! Nước nhuốm màu tâm trạng gã “trai Quảng” đã cũ, đã đi qua quãng đời gập ghềnh, sóng gió, nay về soi mặt vào sông quê.
Khoảng lặng bình yên

Khoảng lặng bình yên

(GLO)- Hàng ngày, cửa sổ phòng tôi vẫn mở về phía núi. Lâu nay, tôi vẫn nghĩ, chỉ cần phóng tầm mắt ra xa, nhấp một ngụm trà là đã có thể tự hào với bạn bè rằng mình thuộc về núi rừng và phố núi luôn là “background” phía sau cuộc đời mình.
Mùa trâm chín

Mùa trâm chín

(GLO)- Thấy cô bạn chia sẻ hình ảnh những quả trâm chín đựng trong chiếc nón lá với dòng status “Tuổi thơ dữ dội”, lòng tôi trào dâng bao hoài niệm. Những quả trâm chín tím mọng kia chính là một phần của tuổi thơ tôi.
Những cái nắm tay

Những cái nắm tay

(GLO)- “Gặp nhau tay bắt mặt mừng” từ lâu đã thành câu cửa miệng khi nói về giao tiếp và ứng xử trong giao tiếp. Điều này thể hiện sự bặt thiệp của đôi bên.
Bát nước chè xanh

Bát nước chè xanh

(GLO)- Hồi trước, cư dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường uống nước lá vối. Đây là thứ lá rất dễ trồng ở vườn nhà, nước vàng xanh có mùi tinh dầu thơm thoang thoảng.
Khúc giao mùa

Khúc giao mùa

(GLO)- Mấy hôm nay, phố núi Pleiku có dấu hiệu chuyển mùa đổi tiết. Bầu trời không xanh trong miên man như những tháng đầu mùa khô, dù mỗi buổi mai, nắng vẫn ửng vàng trên những vòm cây xanh sẫm.
Tản mạn từ vuông cửa

Tản mạn từ vuông cửa

(GLO)- Cửa sổ phòng làm việc của tôi nhìn ra một vòm cây. Từ khoảng ô vuông này, có thể cảm nhận được sự luân chuyển của thời gian. Nếu dùng máy ảnh để ghi lại những thời khắc cây lá chuyển mình sẽ nhận ra thời gian có những bước đi tưởng chừng như vô hình mà cũng đầy dấu ấn.
Tháng ba này hoa gạo nơi đâu?

Tháng ba này hoa gạo nơi đâu?

(GLO)- Với tôi, ký ức một loài cây đến từ những câu chuyện cuộc đời. Ký ức ấy không chỉ là bóng mát, là lá phổi xanh cho sự sống của con người mà còn là chốn neo đậu biết bao tâm hồn yêu thiên nhiên.