Thành phố nhỏ nơi còn vết tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Chú Hai có thể giúp cho qua (*) một cuốc. Từ sáng giờ qua vắng khách quá”.

Anh dừng lại trước lời mời của người đàn ông mang khuôn mặt khắc khổ. Tài sản lớn nhất của ông hiện ra trước mắt anh là đôi mắt còn tinh anh và chiếc xe đạp thồ cũ kỹ.

“Qua thấy chú Hai từ nãy giờ đi qua lại, nhưng không dám mời”.

“Con chờ người bạn. Tụi con muốn dạo phố, ăn đêm. Mà thực ra, tụi con muốn trải nghiệm để có kỷ niệm về nơi này”.

Anh không muốn nói với ông già chạy xe thồ có thể đây là chuyến đi đầu tiên và có thể là cuối cùng của anh và nàng tại thành phố nhỏ nhắn thanh bình này. Đáng lý ra, cùng thời điểm này, anh phải bay ra một hòn đảo, cùng với những người khác. Anh cũng chẳng gì lựa chọn nào hơn, theo chuyến ô tô gần 6 giờ chạy trên con đường nơi anh từng đi qua vài lần trước đây, thời chưa gặp nàng. Anh cũng từng ngủ lại vài khách sạn tại thành phố nhỏ này, ấn tượng không mấy tốt đẹp với chất lượng sản phẩm, dịch vụ nghèo nàn, kiểu thiết kế nhà bê tông cốt thép bịt bùng; duy chỉ có thái độ nhân viên niềm nở, kiểu niềm nở tự nhiên của người dân sông nước, chứ không hẳn đến tự sự chuyên nghiệp nghiệp vụ nghề họ được đào tạo.

Lúc chiều, anh đón nàng tại điểm hẹn. Ô tô suýt không quay đầu trong căn hẻm nhỏ cạnh bến tàu. Nàng đã thay bộ cánh thời thượng lộng lẫy và tẩy khuôn mặt hóa trang cầu kỳ bằng chiếc áo đầm màu đỏ chấm bi nữ tính và khuôn mặt trang điểm nhẹ. Chiếc xe vẫn lao nhanh về phía trước, từ lúc ánh mặt trời uể oải soi chiếc bóng yếu ớt vàng vọt cuối cùng trên mặt sông, cho đến khi hai bên đường ánh đèn nhợt nhạt đồng loạt trưng chiếu báo hiệu ngày đã tắt.

Cả hai ngừng hôn khi anh tài xế báo hiệu xe đã chạy hơn 4 tiếng đồng hồ và chuẩn bị về đến khách sạn, nơi anh đặt riêng cho nàng căn phòng đẹp nhất có cửa sổ hướng ra trung tâm thành phố.

“Cô bạn gái chú Hai có khuôn mặt sáng và vầng trán rất lạ”.

Anh chưa từng chú ý nét lạ vầng trán của nàng như lời nhận xét của ông già chạy xe đạp thồ.

“Qua thấy những phụ nữ có khuôn mặt và vầng trán như bạn gái chú Hai thường rất nổi bật, tính cách tự tin”.

“Dạ, cô ấy thông minh, tài giỏi, thành đạt và tự tin so với những người đồng trang lứa. Nhưng thú thật cháu chưa tìm ra nét gì bất thường trên khuôn mặt cô ấy”.

“Cũng chính vì thế nên cô ấy sẽ lụy tình nếu gặp đúng đối tượng. Đàn bà khó hiểu hơn chúng ta nghĩ về họ, phải không chú Hai”.

Dãy quán ăn đêm ven sông chạy bắc ngang qua trung tâm thành phố nhỏ, nơi ông già chạy xe đạp thồ chở qua vài dãy phố ngắn đưa anh và nàng đến ăn khuya đã thưa vắng khách.

Một vài dãy bàn ghế thấp xếp sát sông túm tụm, khoảng năm khách đã ngấm men say, nghêu ngao bài tình ca điệu bolero não nề. Anh biết nàng cũng thích khung cảnh thị tứ tỉnh lẻ như thế này. Nếu không có sự giới thiệu của ông già chạy xe đạp thồ, anh với nàng cũng chẳng biết nơi nào phù hợp nhất cho chuyến ăn khuya và kết hợp nhìn ngắm đời sống đêm của thành phố nhỏ, chỉ trong một đêm duy nhất anh và nàng lưu lại.

Anh và nàng mời ông già chạy xe đạp thồ cùng ngồi vào bàn. Anh hiểu, ông già xe đạp thồ chưa lần nào có dịp thưởng thức những món ngon của dãy nhà hàng ven sông, dù ông sinh ra và lớn lên ngay chính mảnh đất này. Nàng gọi cho cả ba những món ăn ngon nhất và lạ nhất của quán, cùng những lon bia ướp lạnh để cả ba có dịp hàn huyên những câu chuyện đời. Anh không muốn nói trực tiếp với 2 người ngồi bên cạnh, ngay chính khoảnh khắc này, anh bần thần nhớ về người cha của mình cho dù chưa lần nào anh nhìn thấy mặt, kể cả qua tấm hình nào.

Mẹ anh kể, 2 người sống cùng nhau cho đến khi anh được sinh ra tròn 1 tuổi 2 tháng và 4 ngày. Cha anh ít nói, trầm tư sau những thăng trầm chạm tuổi 30. Cha anh có rất ít bạn chí cốt, những người bạn quan tâm thời cuộc nhưng bày tỏ chừng mực, riêng tư. Nhiều khi mẹ anh vô tình lắng nghe họ đang bàn luận chuyện gì đó liên quan đến cán bộ cấp làng xã, nhưng âm lượng rầm rì như chuyện đại sự phạm húy liên quan thiên triều.

Mẹ anh nhớ rõ một buổi tối mùa đông cha anh nói đạp xe xuống thị trấn mua côn trùng về thả vó đánh cá cải thiện bữa ăn gia đình trong mùa đông mưa dầm giá lạnh. Cha anh đạp xe đi mãi không về kể từ đêm hôm ấy!

Ngay từ trước khi ông già chạy xe đạp thồ đưa anh và nàng đến quán ăn khuya ven sông giữa lòng thành phố, anh đã quyết định sẽ trả gấp nhiều lần số tiền bình thường ông già nhận từ những vị khách khác.

Khi ông già chạy xe thồ thả anh và nàng xuống cổng khách sạn, anh nắm tay nàng đi nhanh vào sảnh tiếp tân. Anh không muốn nhìn thấy nước mắt rơi ra từ khuôn mặt khổ hạnh của ông già chạy xe đạp thồ.

Anh ôm chặt lấy nàng khi cả hai bước vào căn phòng có nhiều cửa kính nhìn xuống trung tâm phố. Anh nghe thoảng mùi mật ong từ môi nàng. “Em yêu anh nhưng em phải xa anh ngay và luôn”, nàng thì thầm trong trạng thái như đang nghiến chặt răng.

*

* *

Vẫn là cung đường anh và nàng từng đi về thành phố nhỏ trong buổi tối cùng ăn khuya với ông già chạy xe đạp thồ, chuyến này anh quay trở lại có điều gì đó thay đổi. Thật kỳ lạ, đây là cung đường anh đi về hàng trăm lần trong các chuyến thương vụ, và cả những chuyến đi riêng tư thăm viếng người thân, bạn bè. Hai mươi năm nay, chưa khi nào anh phát hiện sự thay đổi lớn nào từ cảnh vật xung quanh, nó vốn dĩ là nơi chậm thay đổi nhất trong các vùng anh từng đến.

Anh quan sát kỹ thêm lần nữa để xác tín về sự thay đổi. Nhưng tuyệt nhiên chẳng có sự dịch chuyển hay biến hóa nào từ cảnh vật, nhà cửa, phố xá, con sông, kể cả quán ăn ven đường anh và nàng cùng thưởng thức bữa cơm với canh chua cá lóc, thịt gà kho gừng, uống nhanh lon bia trước khi trời sập tối.

Khi xe băng qua cây cầu lớn có đường dẫn vào thị trấn gắn tên gọi một dòng sông, anh kịp nhận ra sự thay đổi anh đang liên tưởng thật ra có thể do vắng nàng. Anh thường nhớ nàng khi anh băng qua những nơi chốn anh và nàng đã đến. Suy cho cùng, cảm khoái lang bạt chỉ có ý nghĩa trọn vẹn khi chúng ta đi cùng ai, chứ không lệ thuộc phạm trù đi về đâu. Dần dần, anh phát hiện nàng từ chối khéo chuyến đi đáng lẽ cả hai sẽ cùng hành trình. Nàng luôn có nhiều lựa chọn. Anh chọn cách đi một mình, lặng im.

Anh cũng thường nghĩ nhiều về nàng khi anh ngồi trên những chuyến bay đường dài. Suy nghĩ về giới hạn của cuộc sống trong diện tích giới hạn của chiếc máy bay đang bềnh bồng trên bầu trời rộng lớn nhưng quá nhiều rủi ro bao vây. Nhiều chuyến bay rơi vùng nhiễu động hoặc tâm bão, anh tưởng cuộc sống mình sắp kết thúc, nhưng cuối cùng điều kỳ diệu luôn đón anh ở phía trước, tất cả chuyến bay an toàn tuyệt đối.

Trong khoảnh khắc mơ hồ sinh tử, anh nghĩ về điều gì thường cũng chính nỗi lòng sâu kín, nhưng cũng hạnh phúc của anh. Hạnh phúc khi ấy, khó lý giải, ly kỳ, lạ lẫm, ảo diệu. Cũng không ít lần trong khoảnh khắc ấy, anh nghĩ về cha anh và ông già chạy xe thồ nơi thành phố nhỏ anh từng gặp, hình như giữa họ có điểm gì đó đặc biệt, vừa xa lại vừa thân với anh.

Có một chi tiết còn liên quan mà anh nhớ sau đêm anh và nàng chia tay ông già chạy xe thồ tại thành phố nhỏ: trên đường về nàng nhận định ông già chạy xe thồ có nét rất giống ông ngoại nàng, người mà nàng chỉ nghe kể qua lời mẹ nàng. Ông ngoại nàng là một thầy giáo làng, mắt mù nhưng có biệt tài xem tướng. Ông ngoại nàng được nhiều phụ nữ mê không phải tài dạy học và tài tướng số, mà ở giọng thủ thỉ thầm thì khi trò chuyện với phụ nữ như đang bàn chuyện cơ mật.

“Có lần mẹ dạy khi em 17 tuổi: đàn ông có vạn kiểu, mà kiểu đáng tin đối với phụ nữ nhất là họ khù khờ chuyện ái tình, và phải có nhân thân, lai lịch thật rõ ràng”.

----------------

(*) Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, được sử dụng tương tự như từ tao, thể hiện sự thân tình của người trên với người dưới

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.

Ảnh: Phạm Quý

Bây giờ đang thắm mùa hoa

(GLO)- Từ dưới chân núi, tôi ngước nhìn vòm trời xanh văn vắt treo đầy những cụm mây trắng xốp. Nổi bật trong không gian cao rộng là màu đỏ của đất bazan và ngờm ngợp sắc hoa, nhất là màu vàng của dã quỳ.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Vũ khúc cao nguyên

Vũ khúc cao nguyên

(GLO)- Tháng 11, dã quỳ xúng xính váy hoa bung xòe nơi cao nguyên đất đỏ. Dã quỳ như cô gái nhỏ vẫn chung tình thao thiết với cái hẹn nắng lộng, trời xanh.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.