Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai kết nghĩa với làng Yam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 20-8, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ kết nghĩa với làng Yam, thị trấn Ia Kha. Dự lễ có đại diện lãnh đạo UBND huyện Ia Grai, lãnh đạo Đảng ủy- HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã; các ngành, đoàn thể thị trấn Ia Kha và cán bộ, Nhân dân làng Yam.

Làng Yam có 197 hộ với 916 khẩu, trong đó có 89 hộ nghèo và 28 hộ cận nghèo. Cuộc sống của người dân trong làng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi.

Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai và đại diện làng Yam ký kết giao ước kết nghĩa. Ảnh: Minh Thoan

Đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai và đại diện làng Yam ký kết giao ước kết nghĩa. Ảnh: Minh Thoan

Tại buổi lễ, đại diện Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ia Grai và đại diện làng Yam đã ký kết giao ước kết nghĩa. Theo đó, Ban Chỉ huy Quân sự huyện nắm vững tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân trong làng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân; xây dựng làng, xã, cụm dân cư an toàn góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Hỗ trợ, giúp đỡ làng Yam phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống; vận động người dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu, hàng năm lựa chọn một số hộ nghèo, hộ cận nghèo để hỗ trợ, giúp đỡ theo khả năng, năng lực của đơn vị...

Về phía làng Yam, vận động dân làng tích cực lao động sản xuất; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ với cơ quan kết nghĩa kịp thời thông tin tình hình, những khó khăn, vướng mắc, nguyện vọng chính đáng của bà con và kiến nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban Chỉ huy Quân sự huyện để có giải pháp phù hợp.

Thông qua việc kết nghĩa nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau giữa Ban Chỉ huy Quân sự huyện với làng Yam; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động nguồn lực xây dựng làng ngày càng phát triển, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.