Bài 2: Đêm ở nhà Công tử Bạc Liêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhờ được đầu tư nâng cấp quy mô hiện đại nên ô tô đi từ TP. Mỹ Tho đến thị xã Bạc Liêu chưa đầy một buổi đường. Riêng đoạn từ Mỹ Tho đi Cần Thơ có dải phân cách cứng, rộng thoáng, nhựa phẳng lỳ... Phà Mỹ Thuận và Cần Thơ giờ được thay bằng 2 cây cầu dây văng sừng sững và hiện đại. Cùng với Rạch Miễu, cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ là biểu tượng của một miền Tây đang trên đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Chiếc phà ì ạch năm xưa bây giờ được “nâng cấp” thành nhà hàng nổi kèm theo công năng của một du thuyền trên bến Ninh Kiều.
Thời điểm chúng tôi đến cũng là lúc những cây cầu cuối cùng trên quốc lộ 1A- đoạn từ TP. Cần Thơ đi Bạc Liêu đang được gấp rút hoàn thành. Điều đó đồng nghĩa với khoảng cách chênh lệch giữa đất Tây Đô và những vùng vốn được cho là tỉnh lẻ sẽ được rút ngắn đáng kể. Nhưng thôi, đó là việc khác, với chúng tôi, đất Bạc Liêu vốn xứ cơ cầu với biết bao giai thoại đang hiện ra trước mắt...
Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Ảnh: D.L
Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Ảnh: D.L
Cũng xin nói thêm, Bạc Liêu là mảnh đất còn khá mới mẻ với tôi, nhưng văn nghệ sĩ đất Bạc Liêu thì tôi kết thân vài người. Đó là một Phan Trung Nghĩa- nhà văn, tác giả của những ký sự, bút ký nổi tiếng về cuộc sống vùng sông nước, đặc biệt anh đang sở hữu cuốn sách “Công tử Bạc Liêu- Cuộc đời và giai thoại” mỗi năm tiêu thụ hàng vạn bản. Hay như Đặng Anh Rô- Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, người có nhiều “khoảnh khắc” đáng nhớ về đất và người ở đây...

Cũng bởi thân thiết nên đến Bạc Liêu lần này chúng tôi được bố trí ở tại nhà Công tử Bạc Liêu. Hào hiệp và hiếu khách là vậy, nhưng Đặng Anh Rô lại bảo: “Ngủ tạm phòng Hội đồng Trạch nghen, phòng Công tử khách đặt trước rồi, tiếc quá!”. Thật ra thì cũng hơi tiếc. Không rõ cảm giác thế nào khi được ngủ trong phòng của kẻ ăn chơi khét tiếng một thời? Hiện tại, ngôi nhà của Công tử đang được Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu đầu tư nâng cấp thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Đây được cho là hướng đi mới của ngành du lịch Việt Nam nói chung, của Bạc Liêu nói riêng. Trong một thời gian ngắn lưu lại thị xã Bạc Liêu, tôi kịp nhận ra những sản phẩm “ăn theo” danh phận của Hắc công tử, từ khách sạn, rượu, áo quần đến những chiếc móc khóa con con...
Chiếc bình cổ được trưng bày tại Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Ảnh: D.L
Chiếc bình cổ được trưng bày tại Khách sạn Công tử Bạc Liêu. Ảnh: D.L
Khách sạn Công tử Bạc Liêu là một quần thể kiến trúc đẹp. Theo chị Võ Thị Kim Cương-Giám đốc
khách sạn: “Khách sạn hiện có 10 phòng và hệ thống nhà hàng. Cơ sở hiện nay cơ bản dựa trên kiến trúc nhà Công tử Bạc Liêu trước đây. Chúng tôi cố gắng không can thiệp nhiều, chỉ lắp đặt thêm một số thiết bị tối thiểu phục vụ nhu cầu của khách lưu trú”. Theo quan sát của chúng tôi, công trình được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, kết cấu gồm hai khối gắn với nhau bằng một hành lang rộng. Trước đây, do thiếu sự coi sóc nên công trình có dấu hiệu xuống cấp. Từ ngày nâng cấp thành khách sạn, nhà hàng, nơi đây trở thành địa điểm thu hút khách du lịch và người dân địa phương. Cũng theo anh Rô, do nhiều lý do khác nhau, đồ đạc trong nhà Công tử bị thất tán nhiều trong thiên hạ. Để khôi phục nguyên trạng như hiện nay, Ban Giám đốc khách sạn phải đầu tư nhiều tiền của sưu tập trở lại. Được biết, sắp tới tỉnh sẽ đầu tư xây dựng một khách sạn quy mô lớn cạnh nhà Công tử để khắc phục tình trạng “cháy” phòng hiện nay.
Chúng tôi được các bạn Bạc Liêu mời dự một buổi liên hoan ngay tại khách sạn. Những món đặc sản, rượu Công tử Bạc Liêu, xa xa gần gần là cái dịu dàng e ấp của những bộ bà ba đen... Thăng hoa, trải lòng, bằng hữu là cảm nhận chung của cả chủ và khách. Những anh chàng Tây Nguyên vốn quen với cái ầm ào của đại ngàn bỗng chốc mềm môi trước ly rượu của ai đó vừa trao. Đêm ấy, chúng tôi có một giấc ngủ thật sâu, sau đó đành phải tạm biệt Bạc Liêu để hướng về đất Mũi...
Duy Danh

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.