Bác sĩ IVF Việt Nam được mời biên soạn sách thụ tinh ống nghiệm thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hai bác sĩ Việt Nam vừa được mời tham gia biên soạn sách về thụ tinh ống nghiệm uy tín hàng đầu thế giới.

Cụ thể, thạc sĩ - bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Trưởng đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức và Phó giáo sư - tiến sĩ Vương Thị Ngọc Lan, Trưởng khoa Y, Trường Đại học Y Dược TP.HCM là hai đại diện của Việt Nam tham gia biên soạn một chương của "Textbook of Assisted Reproductive Techniques Sixth Edition". Đây là cuốn sách uy tín của ngành hỗ trợ sinh sản thế giới, có lịch sử hơn 20 năm kể từ lần xuất bản thứ nhất vào năm 1999. Đây là tài liệu tham khảo trong ngành do một tập đoàn xuất bản sách về khoa học và kỹ thuật nổi tiếng nước Mỹ phát hành.

Sách dự kiến sẽ xuất bản vào đầu năm 2024. Phiên bản thứ 6 là 1 bộ sách gồm 2 quyển, tổng cộng hơn 900 trang về hầu hết các vấn đề và kỹ thuật quan trọng trong hỗ trợ sinh sản.

Hai bác sĩ của Việt Nam được mời tham gia biên soạn một chương của sách với chủ đề: "Use of in vitro maturation of oocytes in a clinical setting - What is its Role in ART?". Chương này trình bày chi tiết lịch sử phát triển, cơ sở lý thuyết, phác đồ thực hiện và kết quả của kỹ thuật nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm - IVM (In Vitro Maturation). IVM được đánh giá là một phát kiến mới, nổi bật và có vai trò quan trọng trong tương lai của ngành IVF.

Phó giáo sư - tiến sĩ Vương Thị Ngọc Lan tư vấn cho một cặp đôi. Ảnh: NVCC

Phó giáo sư - tiến sĩ Vương Thị Ngọc Lan tư vấn cho một cặp đôi. Ảnh: NVCC

So với IVF, IVM có nhiều lợi thế hơn. Thứ nhất, IVM không kích thích buồng trứng, nhờ đó nguy cơ quá kích buồng trứng ở bệnh nhân buồng trứng đa nang (PCO) hoặc PCOS được loại trừ. Thứ hai, việc không sử dụng thuốc hormone giúp giảm hơn 40% chi phí điều trị hỗ trợ sinh sản. Thứ ba, IVM thuận tiện cho bệnh nhân vì không cần siêu âm và xét nghiệm máu thường xuyên, vừa giảm căng thẳng tâm lý, vừa tiết kiệm được chi phí điều trị và đi lại cho bệnh nhân.

Việc hai tác giả Việt Nam được mời tham gia viết một chương sách về một kỹ thuật được xem là tương lai của ngành hỗ trợ sinh sản thế giới là niềm tự hào của chuyên ngành hỗ trợ sinh sản Việt Nam. Điều này cũng chứng tỏ trình độ chuyên môn và uy tín học thuật của chuyên ngành hỗ trợ sinh sản Việt Nam trên thế giới.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: M.C

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường tư vấn cho bệnh nhân. Ảnh: M.C

"Phác đồ IVM cải tiến của Việt Nam được trình bày trong quyển sách này được xem là một trong những phát kiến quan trọng của ngành hỗ trợ sinh sản thế giới gần đây và mở ra khả năng thay đổi thực hành trên thế giới trong những năm tới. Việt Nam đi sau thế giới 20 năm trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, nhưng chúng ta đã không ngừng vươn lên làm chủ kỹ thuật và hiện đi đầu thế giới về một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản quan trọng", bác sĩ Tường chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch Sởi

Gia Lai triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch Sởi

(GLO)- Tin từ Sở Y tế Gia Lai cho biết, tỉnh được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cấp 52.330 liều vắc xin Sởi-Rubella để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch Sởi năm 2024. Hiện vắc xin đã được cấp về 17 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để triển khai chiến dịch.

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Ngày 12-10, tại hội thảo về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam do Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Hội Ghép tạng Việt Nam và Học viện Quân y tổ chức ở Hà Nội, PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia cho biết, cả nước đã có 29 bệnh viện thực hiện ghép tạng, trong đó có 27 bệnh viện ghép thận, 8 bệnh viện ghép gan, 5 bệnh viện ghép tim, 4 bệnh viện ghép phổi và 2 bệnh viện ghép được tụy.

Nâng cao năng lực về phát hiện, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho 54 nhân viên y tế Gia Lai

Nâng cao năng lực về phát hiện, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho 54 nhân viên y tế Gia Lai

(GLO)- Sáng 9-10, tại TP. Pleiku, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật cho nhân viên y tế tỉnh Gia Lai. Lớp tập huấn có sự đồng hành, hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

Gia Lai lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ

(GLO)- Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản lấy ý kiến góp ý của tổ chức, đơn vị, cá nhân về dự thảo tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bác sĩ tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.