Bác sĩ: Đi bộ giờ này giúp hạ huyết áp, đường huyết 'ngay lập tức'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và mọi người có thể đi bộ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để gặt hái lợi ích.

Một chuyên gia về hoạt động thể chất, đã chỉ ra thời điểm để đi bộ chỉ trong 15 phút nhưng có "hiệu quả ngay lập tức" trong việc kiểm soát huyết áp và đường huyết, giúp bảo vệ sức khỏe trong thời gian dài.

Bác sĩ Elroy Aguiar, phó giáo sư khoa học thể dục, tại Khoa Vận động học, Đại học Alabama (Mỹ), người chuyên nghiên cứu hoạt động thể chất và ý nghĩa của nó trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch, khuyên: Đi bộ sau bữa ăn, chỉ 15 phút nhưng có "hiệu quả ngay lập tức" trong việc kiểm soát huyết áp và đường huyết, theo tờ Independent.

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và mọi người có thể đi bộ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để gặt hái lợi ích. Ảnh: AI
Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và mọi người có thể đi bộ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để gặt hái lợi ích. Ảnh: AI

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa International Journal of General Medicine cho thấy đi bộ ngay sau bữa ăn có hiệu quả giảm cân hơn so với đi bộ trong cùng khoảng thời gian vào cuối ngày. Điều này có thể liên quan đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tại sao nên đi bộ sau bữa ăn?

Bác sĩ Aguiar cho biết: Ngay cả đi bộ trong thời gian ngắn cũng có tác dụng ngay lập tức. Ngay lập tức, bạn sẽ hạ huyết áp và đường huyết!

Một nghiên cứu bao gồm những người lớn tuổi có nguy cơ không dung nạp đường đã phát hiện những người đi bộ trong 15 phút ngay sau bữa ăn có phản ứng đường huyết thấp nhất trong cả ngày, so với đi bộ 15 phút buổi sáng hoặc buổi tối.

Nguyên nhân là do trong quá trình tập thể dục, đường được đưa vào các tế bào của cơ đang hoạt động để sử dụng làm năng lượng. Do đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống, từ đó giúp duy trì mức năng lượng ổn định hơn và giảm tải cho tuyến tụy trong nhiệm vụ điều chỉnh lượng đường trong máu.

Bác sĩ Aguiar giải thích: Tập thể dục sau bữa ăn trong 15 phút sẽ làm giảm lượng đường trong máu và duy trì lượng đường ở mức tốt hơn trong vòng 24 - 48 giờ.

Cách đi bộ này gọi là tập thể dục "vặt" - chia nhỏ khối lượng bài tập lớn. Thay vì chạy đổ mồ hôi trong 1 giờ, chỉ cần đi bộ 15 phút sau mỗi bữa ăn chính sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn.

Đi bộ sau bữa ăn, chỉ trong 15 phút nhưng có "hiệu quả ngay lập tức" trong việc kiểm soát huyết áp. Ảnh: AI
Đi bộ sau bữa ăn, chỉ trong 15 phút nhưng có "hiệu quả ngay lập tức" trong việc kiểm soát huyết áp. Ảnh: AI

Những ai nên đi bộ sau bữa ăn?

Lời khuyên này đặc biệt cần đối với những người kháng insulin, tiền tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nhưng bác sĩ Aguiar nhấn mạnh bất kỳ ai cũng có thể hưởng lợi.

Ông Aguiar cho biết: Điều này hữu ích cho tất cả mọi người vì giúp giảm lượng công việc mà tuyến tụy phải làm để xử lý lượng glucose dư thừa trong máu. Hội chứng chuyển hóa - sự kết hợp của 5 yếu tố nguy cơ tim mạch: mỡ bụng, triglyceride cao, cholesterol xấu cao, huyết áp cao và đường huyết cao - là những kẻ giết người thầm lặng vì tác động của chúng tích tụ trong nhiều năm.

Ông Aguiar giải thích: Ngay sau khi tập thể dục, bạn sẽ hạ huyết áp và đường huyết. Tác động đó trong nhiều năm sẽ ngăn bạn mắc hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và huyết áp cao.

Cách tối đa hóa lợi ích của đi bộ sau bữa ăn

Bác sĩ Aguiar gợi ý: Để tối đa hóa lợi ích của đi bộ sau bữa ăn, đầu tiên, hãy cố gắng đi bộ nhanh - 130 bước mỗi phút trở lên. Đi nhanh đến mức bạn cảm thấy hơi khó thở hoặc đổ mồ hôi nhẹ. Bạn có thể nói chuyện nhưng không thể hát. Đó là cường độ vừa phải, theo Independent

Điều này phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải mỗi tuần.

Tập thể dục hằng ngày, hoặc ít nhất là cách ngày, ở cường độ vừa phải, sẽ cải thiện huyết áp và lượng đường trong máu, bác sĩ Aguiar nói thêm.

Nên đi càng sớm càng tốt ngay sau bữa ăn, đặc biệt là ổn định đường huyết. Lượng đường tăng lên mức tối đa sau 30 - 60 phút sau bữa ăn. Vì vậy, cần bắt đầu đi bộ trước khi lượng đường đạt đến mức đó để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám sức khoẻ cho đoàn cán bộ cấp cao Vương quốc Campuchia

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai khám sức khoẻ cho đoàn cán bộ cấp cao Vương quốc Campuchia

(GLO)- Nhân dịp đoàn cán bộ cấp cao 3 tỉnh gồm: Preah Vihear, Stung Treng và Ratanakiri- Vương quốc Campuchia đến thăm, làm việc; chiều 23-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch đã tiếp và dẫn đoàn tham quan và thăm khám sức khoẻ tổng quát tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.

Xét nghiệm biến thể Xec của Covid (Nguồn: Quatidiano.net)

Châu Á: Làn sóng COVID-19 mới lan rộng - Cảnh giác nhưng không hoảng loạn

(GLO)- Những số liệu mới đây cho thấy, số ca mắc mới Covid-19 tại một số quốc gia Châu Á có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì chủ quan hay hoảng loạn, giới chức y tế nhiều quốc gia đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó nhằm phòng ngừa khả năng bùng phát dịch trên diện rộng.

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

(GLO)- Sáng 20-5, tại thị trấn Chư Ty  (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng-chống bệnh dại năm 2025.

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

(GLO)- Sáng 18-5, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam (Viện Phương Nam) khai giảng khoá tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”. Tham dự có ông Lý Minh Thái- Giám đốc Sở Y tế tỉnh, lãnh đạo Viện Phương Nam và đông đảo học viên.