Bắc Kạn: Phát hiện 2 cá thể Culi nhỏ cực kỳ quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong hơn 1 tuần, tại khu vực Khu Bảo tồn loài-sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, phát hiện 2 cá thể Culi nhỏ cực kỳ quý hiếm, được xếp vào loài động vật nguy cấp, được ưu tiên bảo vệ.
Loài Culi nhỏ cực kỳ quý hiếm được phát hiện tại Bắc Kạn. (Ảnh: TTXVN phát)
Loài Culi nhỏ cực kỳ quý hiếm được phát hiện tại Bắc Kạn. (Ảnh: TTXVN phát)

Thời gian qua, tại khu vực Khu Bảo tồn loài-sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, đã phát hiện 2 cá thể Culi nhỏ cực kỳ quý hiếm (tên khoa học Nycticebus pygmaeus).

Đây là loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, thuộc nhóm IB (theo Nghị định 84/2021-NĐ-CP).

Thông tin từ Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Nam Xuân Lạc cho biết sáng 3/4, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 1 cá thể Culi hoang dã đang đu bám trên cửa sổ của Trạm Kiểm lâm Cốc Tộc (xã Đồng Lạc).

Ngay sau đó, đơn vị đã tiến hành các thủ tục thả về môi trường tự nhiên.

Trước đó, sáng 28/3, một cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Bản Thi (huyện Chợ Đồn) cũng phát hiện một cá thể Culi hoang dã đang đu, bám trên bảng tin của Ủy ban Nhân dân xã. Sau đó, cán bộ địa phương đã báo cáo lại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.

Qua kiểm tra sơ bộ, cá thể Culi nhỏ này không bị thương tích, khỏe mạnh bình thường. Ban Quản lý khu bảo tồn loài-sinh cảnh Nam Xuân Lạc phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Bản Thi đã thả cá thể Culi này về môi trường tự nhiên trong phạm vi rừng đặc dụng của khu bảo tồn.

Culi Nycticebus pygmaeus, hay còn gọi là Culi nhỏ, có đặc điểm nhận dạng là xung quanh hai mắt có vòng tròn lông màu nâu vàng. Có hai dải lông màu nâu sẫm chạy từ đỉnh đầu xuống trên hai mắt. lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc.

Một cá thể Culi Nycticebus pygmaeus trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 19-23cm, trọng lượng từ 377-450gram. Con đực thường lớn hơn con cái. Chúng thường kiếm ăn vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là lá cây, hoa quả và các dịch tiết từ thực vật.

Culi nhỏ thích leo trèo, chuyển động nhanh hơn loài Culi lớn. Culi nhỏ sống đơn độc hoặc thành nhóm nhỏ 3-4 cá thể. Chúng sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, thích nghi với điều kiện rừng thưa, thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm, ven rừng, trên nương rẫy.

Loài Culi nhỏ có tên khoa học Nycticebus pygmaeus. (Ảnh: TTXVN phát)
Loài Culi nhỏ có tên khoa học Nycticebus pygmaeus. (Ảnh: TTXVN phát)

Hiện nay, số lượng quần thể Culi Nycticebus pygmaeus tại Việt Nam đang suy giảm mạnh, nguyên nhân do nơi cư trú của chúng bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và chúng cũng là đối tượng săn bắt để nuôi làm cảnh, buôn bán và xuất khẩu.

Ông Lường Quốc Hải, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn loài-sinh cảnh Nam Xuân Lạc, cho biết sau khi phát hiện 2 cá thể Culi nhỏ, Khu bảo tồn và chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ, tuyên truyền người dân xung quanh khu bảo tồn không có hành vi xâm hại đến 2 cá thể Culi này nói riêng và động vật hoang dã nói chung.

Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích rừng tự nhiên gần 4.000ha, tại đây có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.

Cũng trong tháng 3/2024, lực lượng Khu bảo tồn cũng vừa phát hiện một cá thể khỉ mốc (thuộc loài động vật quý hiếm). Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn đã phát hiện 3 cá thể động vật hoang dã quý hiếm tại khu bảo tồn.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Đường từ trung tâm xã Đăk Song đến các xã phía Đông huyện Kông Chro đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Xã vùng sâu chuyển mình

(GLO)- Những ngày tháng tư lịch sử, có dịp thăm lại các xã phía Đông huyện Kông Chro (gồm Sró, Đăk Song, Đăk Pling, Đăk Kơ Ning), chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn sự khởi sắc của vùng quê một thời đối diện với bao khó khăn, thiếu thốn.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.