Ayun Pa: Nguồn vốn chính sách tạo động lực giúp dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trong những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Ayun Pa luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Từ đó giúp họ có điều kiện xóa đói, giảm nghèo và vươn lên trong cuộc sống, góp phần quan trọng cho sự phát triển chung của Ayun Pa.

Một trong những chương trình tín dụng ưu đãi có nhiều ý nghĩa nhất từ khi thành lập đến nay là cho vay hộ nghèo, cận nghèo với dư nợ lên gần 60 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng dư nợ với  gần 1.500 lượt hộ vay. Từ nguồn vốn này mà nhiều hộ nghèo trên địa bàn thị xã đã vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.

Dù có hơn 1,5 ha đất sản xuất cùng hơn 1 sào lúa 2 vụ nhưng cuộc sống của hộ gia đình ông Nay Gret (ở buôn Chư Băh A, xã Chư Băh) những năm trước đây gặp rất nhiều khó khăn, làm bao nhiêu cũng không đủ ăn. Bởi lẻ, không có vốn để sản xuất, gia đình ông buộc phải đi vay bên ngoài (các chủ thu mua nông sản) để mua giống, phân bón… sản xuất. Vì vay với lãi suất cao nên mỗi khi đến mùa thu hoạch thì lợi nhuận thu lại chẳng được bao nhiêu, thậm chí những năm mất mùa thì không đủ tiền để trả lãi đành phải nợ lại và tiếp tục oằn mình để trả nợ.

 

Ông Gret vui mừng cho chúng tôi biết, ông đang chuẩn bị làm lại nhà để thay thế ngôi nhà sập xệ hiện nay. Ảnh: Q.T
Ông Gret vui mừng cho chúng tôi biết, ông đang chuẩn bị làm lại nhà để thay thế ngôi nhà sập xệ hiện nay. Ảnh: Q.T

Ông Gret cho biết: “Cuộc sống của gia đình những năm trước đây khó khăn lắm, luôn thiếu ăn mỗi khi giáp hạt. Từ năm 2010, gia đình mình được Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã cho vay 15 triệu đồng từ nguồn vốn của chương trình cho vay hộ nghèo để phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn vay, gia đình mình đã đầu tư mua giống, phân để trồng hơn 1,5 ha mì và mua thêm một con bò để phát triển chăn nuôi”.
 

Đến 31-10, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Ayun Pa là hơn 136 tỷ đồng, với 6.296 hộ dư nợ. Nguồn vốn 10 tháng đầu năm 2016 đã giải ngân cho 345 lượt hộ nghèo, 267 lượt hộ cận nghèo; 337 hộ được vay vốn xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh môi trường; 63 lượt hộ vay giải quyết việc làm; 512 lượt hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn vay vốn phát triển sản xuất. Từ đầu năm đến nay, có 126 hộ nghèo đã thoát nghèo, nhờ sử dụng nguồn vốn vay hộ nghèo có hiệu quả.

Nhờ chịu khó làm ăn, sử dụng nguồn vốn hiệu quả nên không những trả được số nợ vay nặng lãi mà đến năm 2014 gia đình ông Gret cũng đã tích góp đủ tiền để trả nợ ngân hàng theo đúng hạn và tiếp tục vay thêm 20 triệu đồng để mua thêm 2 con bò. “Đến nay, tổng đàn bò của gia đình mình đã tăng lên được 6 con rồi, bây giờ mình có thu nhập ổn định hơn, có tiền để trả lãi hàng tháng cho ngân hàng và còn gửi tiết kiệm để sau này trả nợ gốc cho ngân hàng.”-ông Gret khoe.

Tương tự, hộ gia đình chị Ksor Hle (ở buôn Chư Băh B, xã Chư Băh) dần thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ được tiếp sức từ nguồn vốn chính sách. Năm 2014, gia đình chị Hle được tiếp cận với nguồn vốn vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, từ nguồn vốn chị đã mua 2 con bò để chăn nuôi và trồng thêm 5 sào mì, 2 sào lúa nước 2 vụ. Từ 2 bàn tay trắng, nhờ có vốn vay ưu đãi và sự cố gắng vươn lên mà hiện gia đình chị đã có cuộc sống ổn định hơn, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Chị Hle phấn khởi cho biết: “Nhờ được Ngân hàng Chính sách Xã hội tạo điều kiện cho gia đình tôi vay vốn để phát triển sản xuất nên đời sống kinh tế của gia đình ngày càng tốt hơn, không còn nghèo khó như trước đây nữa. Năm nay, gia đình mình phấn đấu sẽ thoát nghèo”. Bây giờ, ngoài 5 sào mì và 2 sào lúa nước 2 vụ cho thu nhập ổn định, gia đình chị Hle còn phát triển được đàn dê 8 con và đàn bò 4 con bò hứa hẹn cho thu nhập cao.

 

Chị Hle đang cho đàn dê của mình ăn. Ảnh: Q.T
Chị Hle đang cho đàn dê của mình ăn. Ảnh: Q.T

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Ánh Tôn-Phó Giám đốc phụ trách Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã Ayun Pa, cho biết: Trong thời gian tới, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội nhận vốn ủy thác để quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, ưu tiên nguồn vốn để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số để góp giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã.

Có thể khẳng định, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội là nguồn vốn mang nhiều ý nghĩa. Không chỉ giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn mà thông qua các nguồn vốn này đã thể hiện được những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về an sinh xã hội.

Quang Tấn 
 

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.