Ayun Pa đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thực hiện 1 trong 3 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025, thị xã Ayun Pa đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Trên cơ sở đó, nhiều mô hình liên kết được triển khai góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Anh Nay Thuynh (tổ 3, phường Cheo Reo) phấn khởi vì vụ mía vừa rồi được mùa lại được giá. Anh chia sẻ: “Nhờ thời tiết thuận lợi, lại được Nhà máy Đường Ayun Pa hỗ trợ kinh phí cày ngầm, cải tạo đất nên năng suất mía đạt cao, bình quân gần 90 tấn/ha. Nhà máy ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và triển khai chính sách bảo hiểm giá thu mua giúp người trồng mía yên tâm sản xuất. Với giá thu mua 1,075 triệu đồng/tấn mía, gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng từ 3 ha mía sau khi trừ chi phí”.

Bà Vũ Thị Lan-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai-cho biết: “Ngoài khoản hỗ trợ không hoàn lại khoảng 50 ngàn đồng/tấn để bà con thực hiện cày ngầm, cải tạo đất, ứng dụng khoa học kỹ thuật thâm canh tăng năng suất mía, từ niên vụ 2021-2022, Công ty triển khai chính sách bảo hiểm giá thu mua 3 vụ liên tiếp cho người dân ở mức 850 ngàn đồng/tấn. Theo đó, nếu giá mía trên thị trường tăng, Công ty sẽ thu mua với giá tương ứng; nếu giá mía giảm, Công ty vẫn thu mua theo giá bảo hiểm đã công bố. Chính sách này góp phần giúp người trồng mía yên tâm sản xuất, tạo vùng nguyên liệu bền vững”.

Nông dân Ayun Pa phấn khởi vì mía được mùa, được giá. Ảnh: Vũ Chi ảnh 1

Nông dân Ayun Pa phấn khởi vì mía được mùa, được giá. Ảnh: Vũ Chi

Cùng với cây mía, thuốc lá là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Toàn thị xã hiện có khoảng 250 ha thuốc lá liên kết sản xuất với Công ty TNHH Thuốc lá Hữu Nghị, Công ty TNHH Kim Ngọc B (xã Ia Rtô) và Công ty TNHH một thành viên Thương mại Minh Khang Cao Nguyên (xã Ia Sao). Nhằm phát triển vùng nguyên liệu bền vững, ngay từ đầu vụ, các doanh nghiệp đã liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng ký kết với người dân không chỉ ở thị xã Ayun Pa mà cả các địa phương lân cận.

Ông Đặng Huy Tân-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại Minh Khang Cao Nguyên-cho hay: Công ty đang liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho hơn 200 hộ dân tại thị xã Ayun Pa. Từ đầu vụ, Công ty hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ứng trước 20 triệu đồng để nông dân chi phí sản xuất. Trong quá trình chăm sóc, nhân viên kỹ thuật của Công ty thường xuyên bám đồng ruộng hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác, sau đó thu mua toàn bộ sản phẩm. Công ty cũng đang triển khai hỗ trợ vốn để người dân xây dựng lò sấy thuốc lá bằng điện nhằm giảm bớt chi phí thuê nhân công xiên thuốc, nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt giải quyết bài toán về nguyên liệu sấy thuốc lá, từ đó mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân.

Ông Kpă Krik (buôn Jứ Ama Nai, xã Ia Rtô) bộc bạch: “Được doanh nghiệp hỗ trợ giống, phân bón ngay từ đầu vụ, người dân không phải đi vay của thương lái nên hạn chế được nạn “tín dụng đen”. Thuốc lá ra lò, công ty cho người đến thu mua tại nhà nên ai cũng yên tâm. Năm nay, năng suất thuốc lá đạt bình quân 3 tấn/ha. Với giá thu mua 56 triệu đồng/tấn, sau khi trừ chi phí, 3 ha của gia đình cho lợi nhuận 150 triệu đồng. Có vốn rồi, tôi sẽ nhờ công ty tư vấn xây dựng lò sấy bằng điện để bảo vệ môi trường”.

Thuốc lá là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập ổn định cho người dân thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vũ Chi ảnh 2

Thuốc lá là một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập ổn định cho người dân thị xã Ayun Pa. Ảnh: Vũ Chi

Theo ông Trần Quốc Khánh-Bí thư Thị ủy Ayun Pa, thị xã có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn có 666 ha mía, 250 ha thuốc lá, 179 ha mì, 176 ha lúa và một số cây trồng khác. Đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây trồng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là 1 trong 3 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2020-2025.

Vì vậy, Ban Thường vụ Thị ủy đặc biệt chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như định hướng các hợp tác xã, nông hội, chi hội, tổ hội nghề nghiệp xây dựng liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đồng thời, thị xã cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp chế biến đầu tư vào địa bàn, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 392/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

Xuất khẩu trái cây 8 tháng vượt cả năm 2022

(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).
Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Phải “tỉnh” để “nhìn xa”

Chưa khi nào giá sầu riêng khu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng lại tăng cao như niên vụ 2023. Đây là niềm vui lớn của người nông dân nơi đây, song việc “say” trong "ma trận" giá đang khiến nhiều nông dân đứng trước nguy cơ “tham bát bỏ mâm”.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Gia Lai: Thực chất, hiệu quả

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.