Anh, Mỹ cảnh giác trước biến thể phụ JN.1 của Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa ra cảnh báo mới nhất về JN.1, biến thể phụ vừa xuất hiện của Omicron, còn Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) thông tin về những đột biến của chủng này.
CDC ước tính JN.1 chiếm 15–29% số ca nhiễm mới ở Mỹ tính đến ngày 8.12
CDC ước tính JN.1 chiếm 15–29% số ca nhiễm mới ở Mỹ tính đến ngày 8.12

Ngoài bệnh cảm cúm theo mùa, hội chứng phổi trắng, tình trạng nhiều người ngã bệnh hàng loạt ở Anh và những nơi khác của thế giới có thể đến từ một nguyên nhân khác, đó là biến thể phụ JN.1 của Omicron.

Tờ The Independent hôm 9.10 dẫn báo cáo của dự án Nghiên cứu Sức khỏe ZOE cho biết tính đến ngày 6.12, cơ quan y tế Anh ghi nhận 97.904 ca Covid-19 nhiễm JN.1.

Giáo sư Azeem Majeed, người đứng đầu khoa chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng của Đại học Hoàng gia London (Anh) cho hay JN.1 “hiện là biến thể lây lan nhanh nhất ở Anh vào thời điểm hiện tại".

JN.1 là biến thể phụ của BA.2.86 thuộc Omicron. Biến thể phụ này vừa xảy ra đột biến trên protein gai so với BA.2.86 cũng như những đột biến ở các nơi khác.

Theo dữ liệu mới nhất của UKHSA, tốc độ lây lan của JN.1 hiện đạt 84,2%/tuần.

CDC ước tính JN.1 chiếm 15–29% số ca nhiễm mới ở Mỹ tính đến ngày 8.12.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi diễn biến dịch Covid-19 sau sự xuất hiện của biến thể phụ mới.

Chứng cứ cho thấy Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đa nội tạng ở người

JN.1 được lần đầu phát hiện ở Luxembourg vào tháng 8. Đến nay biến thể phụ này lây lan ở 12 nước, bao gồm Anh và Mỹ.

Giáo sư Majeed cho hay triệu chứng của biến thể phụ JN.1 khá giống những trường hợp mắc các loại biến thể khác. Theo khuyến cáo của phía y tế Anh, bệnh nhân có thể tự điều trị ở nhà, nhưng nếu xảy ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn, như tình trạng hụt hơi, họ cần đến cơ quan y tế.

Bác sĩ Nighat Arif của Anh cho hay biến thể phụ mới và biến thể Pirola ngoài các triệu chứng như sốt, sổ mũi, đau đầu, bệnh nhân còn có thể tạm thời mất đi khứu giác và có thể bị tiêu chảy.

Còn giáo sư Sheena Cruickshank của Đại học Manchester (Anh) cảnh báo rằng đột biến ở protein gai có nghĩa người mắc JN.1 có thể lâu khỏi hơn và có thể bệnh nặng hơn các biến thể khác.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.