Ấn tượng ruộng bậc thang ở Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đến làng Kê, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai tầm cuối tháng 9, đầu tháng 10 như thời điểm này, du khách sẽ ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, lúa đang độ chín vàng óng ả, dễ liên tưởng đến mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang của núi đồi Tây Bắc.
Xưa nay, người ta thường nghĩ ruộng bậc thang chỉ có ở vùng núi Tây Bắc hùng vĩ, uốn lượn mềm mại như những dải lụa. Nhưng ít ai biết rằng trên mảnh đất Tây Nguyên cũng có những ruộng bậc thang đẹp không kém, chỉ khác là chúng nhỏ lẻ, len lỏi giữa những vạt rừng trùng điệp, ven những sông suối .
Sắc vàng óng ả trên những thửa ruộng bậc thang. Ảnh: Hà Phương
Sắc vàng óng ả trên những thửa ruộng bậc thang. Ảnh: Hà Phương
Những ngày này, lúa chín vàng làng Kê. Dân làng nô nức ra đồng gặt lúa, tiếng cười nói rộn ràng khắp nơi. Ruộng bậc thang ở làng Kê được bà con cải tạo chạy dài theo triền đồi nhấp nhô, uốn lượn, uyển chuyển theo địa hình núi đồi tự nhiên. Ông Rmah Dương, một người dân làng Kê cho biết: “Người dân làng tôi  cấy lúa ngay khi mùa mưa bắt đầu, lúc các con suối đã có nước dẫn về ruộng. Ở đây bà con mỗi năm làm 2 vụ lúa nước trên ruộng bậc thang”.
Những ai một lần đến với vùng đất Gia Lai sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp như những nấc thang nối đuôi nhau vấn vít núi đồi trông như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
 
Những thửa ruộng bậc thang nhuộm màu vàng ươm trong mùa lúa chín  ở làng Kê, thị trấn Chư Sê
 
 Người dân làng Kê hối hả gặt lúa
 
Ông Rmah Dương (làng Kê) đang tất bật gom lúa vừa gặt xong
 
Lúa sau khi gặt xong, người dân buộc lại đưa lên xe công nông chở về nhà
 
Thường thì phụ nữ gặt lúa, đàn ông thì vận chuyển lúa
 
Nông dân tất bật bên những thửa ruộng
 
Những đứa trẻ theo bố mẹ đi đi gặt lúa
 
Sau khi gặt xong người dân tranh thủ nghỉ ngơi.
Hà Phương

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.