Ân tình giọt nước làng Thung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tuần tháng 6 vừa qua, Hội Cựu chiến binh huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Lữ đoàn Công binh 7 (Quân đoàn 3) và Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang tiến hành xây dựng lại công trình giọt nước làng Thung (xã Hnol) đã bị sạt lở, bồi lấp. Qua đó, các đơn vị đã giải tỏa nỗi lo của dân làng về nguồn nước sinh hoạt.
Già Rớt dẫn chúng tôi xuống khu vực giọt nước nằm ở cuối làng lúc chiều muộn. Theo già Rớt, dân làng chỉ tập trung lấy nước vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Giọt nước chung của làng có tên gọi Đak Hminh (nước của bà Hminh). Đó là cách bà con ghi nhớ công ơn người đầu tiên phát hiện ra giọt nước này. “Trước đây, người làng Thung sử dụng nhiều nguồn nước giọt khác nhau phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhưng khi uống thử nước ở đây, mọi người đều khen nước ngọt, không bị mùi hôi. Khi còn làm trưởng thôn, mình từng lấy mẫu nước ở đây gửi đi kiểm tra và cho kết quả đảm bảo an toàn thực phẩm. Bao thế hệ trong làng cũng uống nước từ giọt mà lớn lên nhưng chưa ai bị đau bụng”-già Rớt khẳng định.
Đúng như lời già Rớt nói, xung quanh khu vực nước giọt có khá đông phụ nữ mang theo chai lọ để lấy nước. Tiếng nói cười rộn rã như xua tan một ngày làm việc mệt nhọc. Xếp từng chai nước đầy vào gùi, bà Amơk phấn khởi: “Cảm ơn các cấp, các ngành quan tâm xây dựng lại giọt nước cho làng mình. Bà con có chỗ rộng rãi, sạch sẽ để chờ đợi; nguồn nước cũng được che chắn cẩn thận không sợ bị ô nhiễm. Dân làng vui lắm!”. Ngày 2 lần, bà Amơk cùng phụ nữ trong làng đều có mặt tại đây. Với họ, giọt nước không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn là nơi để trò chuyện, gắn kết tình cảm buôn làng. “Nhà nào cũng có giếng song bà con vẫn thích dùng nước giọt hơn”-bà Blen bộc bạch.
Người dân làng Thung lấy nước giọt về sử dụng. Ảnh: Anh Huy
Người dân làng Thung lấy nước giọt về sử dụng. Ảnh: Anh Huy
Ông Nguyễn Duy Hùng-Phó Chủ tịch UBND xã Hnol: Việc các đơn vị chung sức giúp xây dựng lại công trình giọt nước làng Thung không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của người bản địa mà còn củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng bền chặt, tạo động lực để người dân chung sức xây dựng nông thôn mới.
Để người dân được sử dụng nguồn nước đảm bảo, năm 2008, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống tường gạch bao quanh, làm các nắp đậy bằng bê tông phía trên và lắp ống dẫn nước. Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, đất đá sạt lở, cây cối xung quanh gãy đổ khiến giọt nước bị hư hỏng. Nguồn nước dù không bị cạn nhưng dòng chảy bị bồi lấp, phải mất nhiều thời gian mỗi người mới hứng đủ gùi nước mang về. “Lo sợ giọt nước sẽ bị ô nhiễm và cũng không thể thiếu nước uống mỗi ngày, gần như tất cả 117 hộ trong làng đồng kiến nghị chính quyền địa phương sớm hỗ trợ xây dựng lại công trình. Nhờ sự giúp đỡ của các lực lượng, khu vực giọt nước đã được xây dựng lại đẹp và rộng hơn trước. Ngoài 9 vòi nước tự chảy, các đơn vị còn xây thêm 2 điểm để người dân tắm giặt, thay quần áo”-già Rớt cho hay.
Người dân làng Thung đều phấn khởi khi Đak HMinh được xây sửa. Ảnh: Anh Huy
Người dân làng Thung rất phấn khởi khi công trình giọt nước được xây dựng lại. Ảnh: Anh Huy
Nói về công trình ý nghĩa này, ông Nguyễn Văn Nga-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Đak Đoa-cho biết: Khi biết được nhu cầu, nguyện vọng của người dân, Hội phối hợp với Lữ đoàn Công binh 7 (Quân đoàn 3) và Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang giúp xây dựng lại công trình. Dân làng cũng tích cực tham gia ngày công. Họ chia theo từng tổ, mỗi ngày 1 tổ khoảng 20 hộ cùng bộ đội vận chuyển gạch, đá, xi măng... Sau gần 3 tuần, công trình giọt nước làng Thung với tổng kinh phí gần 70 triệu đồng đã hoàn thành.
ANH HUY

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.