An Khê thi đua "Dân vận khéo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2022, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai). Nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh ở địa phương.

Cùng với các phong trào thi đua yêu nước, việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo” luôn được cấp ủy phường An Bình quan tâm chỉ đạo thực hiện. Theo Phó Bí thư Đảng ủy phường Phương Thị Bình, năm nay, ngoài tiếp tục duy trì hoạt động của 7 mô hình “Dân vận khéo”, phường còn xây dựng được thêm 2 mô hình mới. Một số mô hình đã cho thấy hiệu quả tích cực như: “Trồng cây ăn quả, rau theo hướng hữu cơ”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Tổ cựu chiến binh tự quản về an ninh trật tự”, “Đoàn Thanh niên xung kích tình nguyện vì cộng đồng”…

 Ông Hoàng Văn Hùng (tổ 7, phường An Bình, thị xã An Khê) chăm sóc vườn bưởi của gia đình. Ảnh: Mộc Trà
Ông Hoàng Văn Hùng (tổ 7, phường An Bình, thị xã An Khê) chăm sóc vườn bưởi của gia đình. Ảnh: Mộc Trà



Ông Hoàng Văn Hùng (tổ 7, phường An Bình) là một trong những thành viên tham gia mô hình “Trồng cây ăn quả, rau theo hướng hữu cơ” do Hội Nông dân phường triển khai. Trước đây, gia đình ông chỉ trồng rau xanh nên thu nhập bấp bênh. Sau khi được Hội Nông dân tuyên truyền, vận động về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng giá trị sản xuất, năm 2017, ông Hùng đã mạnh dạn xuống giống 160 cây bưởi da xanh Tân Triều trên diện tích 6.000 m2 và chăm sóc theo phương thức hữu cơ. “Hiện vườn bưởi của tôi đã bước vào thời kỳ kinh doanh với sản lượng trên 4 tấn quả mỗi năm. Giá bán cho thương lái tại vườn là 30 ngàn đồng/kg”-ông Hùng cho hay.

Câu lạc bộ (CLB) “Kết nối yêu thương” của Hội Liên hiệp phụ nữ phường Ngô Mây cũng là mô hình hiệu quả. Chủ nhiệm CLB Nguyễn Thị Kim Hà thông tin: Câu lạc bộ được thành lập vào tháng 10-2021 với 18 thành viên. Thông qua sự hỗ trợ kịp thời của CLB, nhiều mảnh đời kém may mắn, có cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống. Đơn cử như hộ ông Huỳnh Văn Bảy (tổ 3, phường Ngô Mây) có 4 người con, trong đó có 3 người bị bệnh tâm thần, 1 người không may qua đời vào tháng 2-2022 do tai nạn giao thông. Vợ chồng ông năm nay đã hơn 70 tuổi, cũng thường xuyên đau ốm. Trước hoàn cảnh khó khăn ấy, các thành viên của CLB thường xuyên đến thăm hỏi, tặng quà động viên; trong đó hỗ trợ 1 con bò trị giá 12 triệu đồng (Quỹ “Vì người nghèo” phường hỗ trợ 4 triệu đồng, thành viên CLB hỗ trợ 6 triệu đồng, còn lại do gia đình góp thêm). “Chúng tôi rất xúc động và biết ơn sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, đặc biệt là CLB “Kết nối yêu thương” của phường. Vợ chồng tôi sẽ chăm sóc tốt con bò này, phát triển chăn nuôi để lo cho 3 đứa con bệnh tật và cố gắng thoát nghèo”-ông Bảy bày tỏ.

Xác định tầm quan trọng của công tác dân vận, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Thị ủy An Khê đã ban hành kế hoạch về thực hiện “Năm Dân vận khéo”. Các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” được đăng ký thực hiện trên tất cả lĩnh vực với nhiều cách làm hay, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn. Trong năm, toàn thị xã có 20 cá nhân tiêu biểu về điển hình “Dân vận khéo”; nhiều mô hình phát huy hiệu quả như: CLB “Kết nối yêu thương”, “Tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi”, “Vận động Nhân dân mua bảo hiểm y tế”, “Tổ liên gia an toàn phòng cháy-chữa cháy”, “Thanh niên đi đầu cùng Cảnh sát Giao thông trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông”…

 Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và CLB _Kết nối yêu thương_, gia đình ông Huỳnh Văn Bảy (tổ 3, phường Ngô Mây) đã tạo được sinh kế để vươn lên ổn định cuộc sống. Ảnh: Mộc Trà
Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và CLB Kết nối yêu thương, gia đình ông Huỳnh Văn Bảy (tổ 3, phường Ngô Mây) đã tạo được sinh kế để vươn lên ổn định cuộc sống. Ảnh: Mộc Trà



Đặc biệt, qua phong trào “Dân vận khéo”, người dân đã đóng góp hơn 154,4 triệu đồng, 731 ngày công và tự nguyện hiến 260 m2 đất để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn; triển khai lắp bóng đèn điện thắp sáng 5 tuyến đường với tổng giá trị gần 60 triệu đồng. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 91,5% (tăng 3,05% so với cùng kỳ năm 2021); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,04%...

Ông Huỳnh Minh Thiện-Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Trưởng ban Dân vận Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã-cho biết: Không chỉ thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương tiếp tục phát triển, các mô hình “Dân vận khéo” còn góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và giúp các chính sách của Nhà nước được triển khai kịp thời đến cơ sở, đúng đối tượng. Thời gian đến, Ban Thường vụ Thị ủy sẽ chỉ đạo các Đảng bộ, chi bộ cũng như khối chính quyền tập trung triển khai công tác dân vận của Đảng gắn với dân vận chính quyền đảm bảo thực chất. Trong đó, chú trọng xây dựng thêm nhiều điển hình, mô hình “Dân vận khéo” gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và các phong trào, cuộc vận động mà các cấp, ngành đã đề ra.

 

 MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ nâng cao năng lực cho cán bộ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Đak Pơ nâng cao năng lực cho cán bộ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

(GLO)- Từ 28 đến 30-11, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Trung-Tây Nguyên khai mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 59 cán bộ quản lý, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp năm 2023.
Ia Rbol lan tỏa phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

Ia Rbol lan tỏa phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần cổ vũ tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu của hội viên nông dân.
Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

(GLO)- Người dân làng Phung, làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang lưu giữ nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Jrai. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập, giữ gìn và quảng bá văn địa phương.
Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

(GLO)- Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã lan tỏa sâu rộng. Người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên thoát nghèo.
Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

(GLO)- Hồi còn công tác, tôi rất có thiện cảm với anh chị em cán bộ ở An Khê bởi vì tính cách dân dã và trung thực, dễ gần, giống với tính cách của người “xứ Nẫu”. Với anh Bốn Hiển-cách gọi thân mật của anh em trong cơ quan dành cho anh Lê Thanh Hiển-nguyên Phó Bí thư Thường trực Thị ủy An Khê, qua vài lần gặp gỡ, tôi có cảm tình với con người có nụ cười hiền lành, đầu luôn đội chiếc mũ beret, giống như công nhân người Nga. Từ ngày anh về hưu, tôi và anh Đoàn Minh Phụng thường xuyên ghé về thăm anh Bốn Hiển và nghe anh kể chuyện thời đánh Mỹ.