An Khê: Cựu thanh niên xung phong thi đua phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Học tập và làm theo lời Bác, thời gian qua, cựu thanh niên xung phong (TNXP) ở thị xã An Khê đã nỗ lực vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu và đóng góp cho xã hội.
Nhắc đến ý chí làm giàu của cựu TNXP Lê Quốc Uy, người dân tổ 7, phường Tây Sơn đều không khỏi khâm phục. Sau 40 năm lập nghiệp ở An Khê, gia đình ông đã tạo dựng được một cơ ngơi đáng nể với 50 ha đất sản xuất, hàng năm cho lợi nhuận 2-2,5 tỷ đồng. Ông Uy cho biết, quê ông ở Hưng Yên. Năm 1968, ông tham gia lực lượng TNXP, làm nhiệm vụ tại chiến trường Thừa Thiên-Huế. Sau giải phóng, ông được cử đi học rồi về nhận công tác tại Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện An Khê (cũ). Xác định lập nghiệp tại An Khê, năm 1979, ông về quê đưa vợ con vào. Ban đầu, cuộc sống gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Song nhờ cần cù lao động, gia đình ông đã dần vươn lên khá giả. “Hồi đó, cứ hết giờ làm ở cơ quan, tôi lại cùng vợ khai hoang đất để trồng mì, bắp, lúa và chăn nuôi gà, vịt. Cứ dành dụm được chút nào, gia đình lại mua thêm đất để mở rộng sản xuất. Hiện nay, trong số 50 ha đất sản xuất, gia đình dành 15 ha trồng cây lâm nghiệp, 6 ha trồng thanh long, còn lại trồng cỏ để chăn thả trâu, bò. Vì công việc nhiều nên gia đình đã tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng”-ông Uy cho hay.
 Cựu thanh niên xung phong thị xã An Khê trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Ảnh: N.M
Cựu thanh niên xung phong thị xã An Khê trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế. Ảnh: N.M
Cũng nhờ chăm chỉ lao động và không cam chịu đói nghèo, gia đình cựu TNXP Mai Thị Luân (thôn An Điền Nam, xã Cửu An) đã dần vươn lên khá giả. Bà Luân kể, quê bà ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1995, vợ chồng bà xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới và chọn mảnh đất An Khê để lập nghiệp. Tại đây, được sự giúp đỡ của Hội Cựu TNXP thị xã, cộng với sự nỗ lực của bản thân, gia đình bà hiện đã xây dựng được trang trại rộng hơn 5,5 ha để trồng rừng và nuôi cá. Ngoài ra, bà còn nuôi vịt, gà lấy trứng, nuôi bò, cấy lúa. Hiện mỗi năm, gia đình bà thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Mặc dù tuổi đã cao nhưng hàng ngày, cựu TNXP Đỗ Ngọc Quỳnh (tổ 15, phường An Phú) vẫn trực tiếp quản lý hệ thống nhà trọ, nhà nghỉ của gia đình. Ông Quỳnh quan niệm: “Lao động là vinh quang, còn sức lực còn cống hiến”. Năm 1976, ông tham gia TNXP làm nhiệm vụ khai hoang phục hóa công trường D3 xã Nam (nay là xã Tơ Tung, huyện Kbang). 5 năm sau, ông phục viên trở về. Nhận thấy nhu cầu nghỉ trọ của người dân đến An Khê buôn bán khá cao, ông mạnh dạn vay mượn xây 10 phòng trọ cho thuê. Sau đó, ông tiếp tục gom góp tiền xây dựng nhà nghỉ với 16 phòng. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình ông thu về 400 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Quỳnh cũng tích cực tham gia các hoạt động do Hội Cựu TNXP thị xã phát động và thường xuyên giúp đỡ đồng chí, đồng đội những lúc khó khăn.
Ông Phạm Lộng-Chủ tịch Hội Cựu TNXP thị xã An Khê-cho biết: Hội Cựu TNXP thị xã An Khê được thành lập vào năm 2009. Đến nay, Hội có 86 hội viên, sinh hoạt ở 9 hội cơ sở. Đa phần cán bộ, hội viên cựu TNXP có xuất phát điểm kinh tế thấp, hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ đối với TNXP “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”, nhiều cựu TNXP đã vượt khó để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay, Hội không còn hội viên nghèo; gần 70% hội viên có thu nhập khá. Các hội viên luôn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động và có nhiều đóng góp cho sự phát triển ở địa phương. Đặc biệt, Hội đã xây dựng “Quỹ nghĩa tình đồng đội” được 112 triệu đồng, giúp nhiều hội viên vay vốn với lãi suất thấp để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế; đồng thời tặng 9 sổ tiết kiệm với số tiền 3-5 triệu đồng/sổ cho các hội viên khó khăn.
“Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Cựu TNXP giúp nhau làm kinh tế giỏi”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; nêu gương sáng làm theo lời Bác Hồ dạy nhằm động viên các hội viên phát huy truyền thống, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương An Khê ngày càng giàu mạnh”-ông Lộng cho hay.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.