An Khê bảo đảm cơ sở vật chất cho năm học mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ còn 2 tuần nữa là bước vào năm học 2023-2024. Thời điểm này, các đơn vị trường học trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang-thiết bị, sẵn sàng đón năm học mới với quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Đã quá trưa, 10 giáo viên, nhân viên Trường Mẫu giáo Sơn Ca (phường An Bình) vẫn tập trung sắp xếp bàn ghế, lau dọn lớp học, sơn sửa lại đồ chơi, cuốc cỏ, chăm sóc vườn hoa của trường. Cô Lê Thị Liên-chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi-cho biết: Ngày 29-8 tới đây, chúng tôi đón 165 trẻ 3-5 tuổi đến trường. Những ngày này, toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên tập trung công tác chuẩn bị năm học 2023-2024. “Dịp hè, nhà trường đã xuất kinh phí gần 40 triệu đồng xây dựng sân bóng đá mini để tạo sân chơi, khu tập thể dục thể thao cho các con. Chúng tôi cũng đã gieo trồng vườn rau với hy vọng bước vào năm học mới sẽ cung cấp thêm nguồn rau xanh tươi ngon cho bữa ăn của các con. Hiện cô và trò một số lớp học đang chăm chỉ luyện tập tiết mục văn nghệ đón ngày khai giảng năm học mới”-cô Liên vui vẻ nói.

Giáo viên Trường Mẫu giáo Sơn Ca (phường An Bình, thị xã An Khê) vệ sinh lớp học chuẩn bị cho năm học mới. Ảnh: A.P

Giáo viên Trường Mẫu giáo Sơn Ca (phường An Bình, thị xã An Khê) vệ sinh lớp học chuẩn bị cho năm học mới. Ảnh: A.P

Những ngày này, cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Tú An) cũng tích cực sửa chữa một số bàn ghế hư hỏng, sơn sửa cổng trường, vệ sinh, trang trí trường, lớp; cắt tỉa cành cây, trồng bổ sung vườn hoa, vườn thuốc Nam; bố trí một số máy tính tại cơ sở 2, tạo điều kiện cho học sinh là người dân tộc thiểu số học môn Tin học. Đồng thời, kiểm tra kỹ lưỡng trang-thiết bị thiết yếu; phân công nhiệm vụ cụ thể cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên chuẩn bị chu đáo cho lễ khai giảng cũng như công tác dạy và học tập năm học 2023-2024. Cô Trương Thị Cẩm Thúy-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: Trường Tiểu học Lê Văn Tám có 2 cơ sở: cơ sở 1 ở trung tâm xã và cơ sở 2 xây dựng tại khu vực 3 làng: Nhoi, Pơ Nang và Hòa Bình. Để đảm bảo an toàn, an ninh trong thời gian nghỉ hè, trường đã phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trực và làm việc tại trường; thực hiện dọn vệ sinh khuôn viên trường, bảo dưỡng đồ dùng, bàn ghế, thiết bị dạy học. Đến nay, cơ sở vật chất của nhà trường đã đảm bảo cho công tác giảng dạy và học tập năm học mới. “Nhà trường đã tham mưu chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác truyền thông huy động trẻ đến trường và thay sách giáo khoa lớp 4 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhà trường cũng phối hợp với hệ thống chính trị các thôn, làng tuyên truyền, vận động trẻ trong độ tuổi đến trường; hoàn thành công tác tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2023-2024 đạt 103,1% so với kế hoạch đề ra (99/96 trẻ)”-cô Thúy chia sẻ.

Còn thầy Nguyễn Viết Lưu-Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong (phường An Phú) thì thông tin: “Từ đầu năm đến nay, thị xã An Khê quan tâm đầu tư cho nhà trường hơn 6 tỷ đồng để mua bộ thiết bị dạy học tối thiểu lớp 8; xây mới phòng học bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mỹ thuật và xây dựng công trình vệ sinh. Hiện các công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm học 2023-2024. Nhà trường hoàn tất việc tu sửa bàn ghế, phòng học; tổng dọn vệ sinh trường, lớp; trồng hoa, cây cảnh sẵn sàng cho năm học mới”.

Giáo viên, nhân viên Trường Mẫu giáo Sơn Ca (phường An Bình, thị xã An Khê) tập trung chăm sóc vườn hoa, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, chuẩn bị đón học sinh tới trường. Ảnh: An Phát

Giáo viên, nhân viên Trường Mẫu giáo Sơn Ca (phường An Bình, thị xã An Khê) tập trung chăm sóc vườn hoa, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, chuẩn bị đón học sinh tới trường. Ảnh: An Phát

Được biết, từ đầu năm 2023, thị xã An Khê đã bố trí kinh phí 21,096 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất; mua sắm trang-thiết bị dạy học và một số hoạt động cho ngành Giáo dục. Đến nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy lớp 4, lớp 8 năm học 2023-2024 đã tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiêm túc, có hiệu quả để giảng dạy sách giáo khoa mới do các nhà xuất bản triển khai. Các trường cử cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn tài liệu giáo dục địa phương lớp 8 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; vận động nguồn hỗ trợ sách giáo khoa lớp 4 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số đảm bảo có sách giáo khoa trước khi vào năm học mới.

Theo bà Lê Thị Kiều Hạnh-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã: Toàn thị xã hiện có 24 trường công lập và 4 trường tư thục. Năm học 2023-2024, các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn đón gần 14.700 em học sinh, biên chế thành 450 lớp. Để chuẩn bị đón năm học mới, các trường đã tổ chức kiểm tra, rà soát, bổ sung, thay thế hệ thống dẫn điện, đèn chiếu sáng, quạt lớp học; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện khác. “Từ nay tới ngày khai giảng, ngành Giáo dục thị xã tiếp tục đẩy nhanh công tác chuẩn bị, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh khó khăn, sửa chữa trường lớp, bàn ghế học sinh, trang-thiết bị phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, sẵn sàng đón học sinh tới trường”-bà Hạnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

Chú trọng nâng cao ý thức phòng-chống cháy nổ trong trường học

(GLO)- Để phòng ngừa cháy nổ, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư lắp đặt thiết bị, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định và tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra cho đội ngũ giáo viên và học sinh.

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.