Ẩn họa những chuyến đò ngang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cầu Bung bắc qua sông Ba (xã Phú Cần, huyện Krông Pa) được triển khai xây dựng giai đoạn I từ tháng 10-1999 với tổng kinh phí 7,6 tỷ đồng do Công ty cổ phần đâu tư và xây dựng công trình 134 thi công (hoàn thành năm 2001); giai đoạn II nâng cấp và mở rộng mặt cầu với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng, do Công ty xây dựng công trình 508 thi công từ ngày 25-10-2006.
 

Nhưng trong quá trình thi công, cầu Bung đã bị rút ruột, nên đợt lũ năm 2007 đã làm sập trụ T8 và kéo theo 2 nhịp cầu N8, N9 cũng bị sập đổ. Kể từ đó, hàng ngàn người dân 5 xã phía tây huyện Krông Pa gồm xã Uar, Chư Đrăng, Ia Rmok, Ia Dreh và Krông Năng bị cô lập với trung tâm thị trấn. Do không thuận tiện trong việc đi lại, nên hàng năm đến mùa thu mua nông sản người dân ở đây bị tư thương ép giá, gây thiệt hại lớn về kinh tế…

Cũng từ ngày cầu sập, nghề lái đò trên sông Ba, thuộc địa phận 5 xã phía Tây huyện bắt đầu hưng thịnh, trên khúc sông này, xuất hiện hàng chục bến đó ngày ngày đón khách qua sông. Ở đây, mỗi lần qua sông người dân phải trả từ 8.000 đồng đến 10.000 đồng.

Theo những chủ đò, thì mỗi ngày thu nhập bình quân từ việc chở khách và hàng hóa từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng và đóng thuế cho xã 600.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, những chuyến đò này đang tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi hầu hết các chuyến đò đều không trang bị áo phao cho khách khi qua sông, nhưng cũng không thấy sự nhắc nhở của cơ quan chức năng. Phóng viên Gia Lai online đã có chuyến thực tế ghi lại hình ảnh về ẩn họa trên những chuyến đò ngang qua sông Ba, tại huyện Krông Pa.

 

Chiếc đò chở khách qua buôn Lái, xã Ia Rmok không được trang bị áo phap.
Chiếc đò chở khách qua buôn Lái, xã Ia Rmok không được trang bị áo phao.
Dù nguy hiểm khi vượt sông nhưng hầu như các chủ đò ở bến buôn Bool vẫn không trang bị áo phao.
Dù nguy hiểm khi vượt sông nhưng hầu như các chủ đò ở bến buôn Bool vẫn không trang bị áo phao.
Hàng ngày những người dân phải chờ đợi để đi đò qua sông Ba.
Hàng ngày những người dân phải chờ đợi để đi đò qua sông Ba.
Trên bến đò buôn Bool có đến 5 chiếc đò đưa khách sang sông.
Trên bến đò buôn Bool có đến 5 chiếc đò đưa khách sang sông.
Biết đến khi nào người dân được qua cầu Bung.
Biết đến khi nào người dân được qua cầu Bung.

Lê Anh-Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.