Ăn gì để muỗi 'ghét', không đốt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số loại thực phẩm khi bạn ăn vào sẽ khiến cơ thể tiết ra mồ hôi hoặc ngấm vào máu khiến muỗi bị 'dị ứng' và tìm cách tránh xa.
Ngoài việc diệt trừ muỗi, bọ gậy, xoa kem, nằm màn... bạn cũng có thể phòng muỗi đốt bằng cách điều chỉnh thực phẩm ăn uống hàng ngày.
Để ít bị muỗi đốt cần tránh:
Ăn mặn
Nên tránh ăn những thực phẩm có nhiều muối, vì khi nồng độ muối trong cơ thể cao sẽ làm tăng axit lactic, một chất có khả năng thu hút muỗi và côn trùng.
Không nên để cơ thể đổ mồ hôi nhiều
Mùi của mồ hôi là một yếu tố dễ thu hút muỗi tìm đến và đốt người. Vì thế cần có sự kiểm soát không để cơ thể tiết mồ hôi nhiều, hạn chế ăn các đồ ăn gây nóng cho cơ thể và tăng tiết mồ hôi để tránh bị muỗi đốt.
Nên dùng những thực phẩm chống muỗi sau:
Thực phẩm giàu vitamin B1
 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1 như: đậu xanh, các loại hạt và khoai tây… sẽ làm cho máu có mùi vị khó chịu đối với muỗi, khiến chúng tránh xa.
Sử dụng tinh dầu
 
Một số loại tinh dầu là khắc tinh của các loại muỗi như: tinh dầu sả, tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp… Với mùi thơm dễ chịu, các loại tinh dầu này có thể sử dụng để xịt hoặc cho vào đèn đốt để mùi hương bay lan tỏa ra xung quanh.
Cách làm này vừa có tác dụng xua muỗi lại giúp căn nhà trở nên thơm, dễ chịu và có tác dụng diệt khuẩn trong không khí.
Ngoài ra còn có thể thêm một vài giọt tinh dầu ít cay như tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm vào nước tắm. Mùi hương của các tinh dầu này sẽ lưu lại trên cơ thể, có tác dụng giúp ngăn chặn bị muỗi cắn.
Ăn hành, tỏi, xả, ớt
 
Ăn hành, tỏi giúp bạn giải phóng hợp chất allicin có tác dụng xua đuổi muỗi. Bạn có thể nhai sống hoặc thêm vào món ăn.
Sả chứa một loại dầu gọi là citronella, còn ớt chứa capsaicin, một hợp chất tạo ra nhiệt giúp xua đuổi muỗi, côn trùng. Bạn có thể thêm sả ớt vào các món Thái hay cà ri.
Giấm táo
Giấm táo giúp biến đổi mùi tự nhiên của cơ thể thành một mùi khó chịu với lũ muỗi khát máu. Bạn có thể ăn 1 thìa giấm táo mỗi ngày bằng cách thêm vào mật ong, súp hoặc salad.
Rau xanh lá
 
Đây là thực phẩm không chỉ giúp phòng chống táo bón, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất mà nó còn đuổi muỗi. Thường xuyên ăn rau xanh lá cũng sẽ khiến mùi vị máu thay đổi giúp bạn không còn lo bị muỗi đốt.
Theo Minh Khôi (Pháp luật & Đời sống)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.