Ấn Độ và Trung Quốc lại đụng độ ở khu vực biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhiều báo Ấn Độ ngày 12-12 đưa tin về vụ đụng độ giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở khu vực gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước tại Arunachal Pradesh và lực lượng 2 bên đã ngay lập tức rời khỏi khu vực sau khi xảy ra sự cố.

Xe tải Ấn Độ ở gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc. Ảnh: TPO
Xe tải Ấn Độ ở gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc. Ảnh nguồn TPO

Cuộc đối đầu diễn ra tại khu vực Tawang, Arunachal Pradesh. Theo các nguồn tin, quân đội Trung Quốc dường như đã vượt qua LAC khiến binh sĩ Ấn Độ phản ứng cứng rắn và kiên quyết.

Báo The Hindu dẫn lời một quan chức quốc phòng giấu tên xác nhận sự việc, cho biết số người bị thương "phía Trung Quốc cao hơn nhiều so với phía Ấn Độ"- dù không cung cấp thông tin cụ thể.

Theo một nguồn tin khác, một số binh sĩ Ấn Độ đã bị gãy tay chân trong cuộc đụng độ và đang hồi phục sức khỏe tại một bệnh viện ở Guwahati, thành phố lớn nhất đông bắc Ấn Độ. Nguồn tin cho biết khoảng 600 binh sĩ Trung Quốc đã có mặt khi vụ đụng độ diễn ra.

Trong khi đó, báo Times of India dẫn các nguồn tin trong quân đội cho biết phía Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ càng với khoảng 300 binh sĩ nhưng không ngờ rằng phía Ấn Độ cũng đã có sự chuẩn bị. Các nguồn tin cho biết, ít nhất 6 binh sĩ Ấn Độ đã bị thương và được đưa đến Guwahati để điều trị, nhưng số người bị thương phía Trung Quốc cao gấp đôi.

Sau sự vụ, chỉ huy của lực lượng Ấn Độ tại khu vực đã tổ chức cuộc họp với người đồng cấp Trung Quốc để thảo luận tình hình, đề nghị tuân theo các cơ chế chặt chẽ nhằm "khôi phục hòa bình và yên ổn".

Ấn Độ và Trung Quốc có biên giới chung dài 3.800 km chưa được phân định và quân đội của họ trước đây tuân thủ quy định tránh nổ súng dọc theo LAC. Trong vài năm gần đây, hai bên đã nâng cấp đáng kể hỏa lực và cơ sở hạ tầng dọc theo ranh giới thực tế này.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với một phần lớn diện tích bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và cho rằng những khu vực này thuộc về vùng đất mà Trung Quốc gọi là Tạng Nam (phía nam cao nguyên Tây Tạng).

Tháng 6-2020, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả bằng gậy gộc trong thung lũng Galwan thuộc Ladakh, tiếp giáp với cao nguyên Tây Tạng mà Trung Quốc đang quản lý, khiến 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng, còn Trung Quốc công bố mức thương vong thấp hơn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi hiện chưa đưa ra phát biểu cụ thể nào về vụ đụng độ mới đây.

 

T.S (từ Dân trí điện tử, TPO, TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Xác máy bay Mỹ ở Bảo tàng Lịch sử quân sự

Xác máy bay Mỹ ở Bảo tàng Lịch sử quân sự

(GLO)- Bảo tàng Lịch sử quân sự (LSQS) Việt Nam (số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội) đang lưu giữ và trưng bày hơn 15 vạn tài liệu, hiện vật về các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm thu được từ các phi công bại trận của Mỹ và những phần xác máy bay B-52, biểu tượng cho sức mạnh siêu đẳng của Không lực Hoa Kỳ.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.