Ăn chay cũng đừng tẩy chay nguồn thức ăn từ động vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn chay là thói quen rất tốt cho cơ thể và được nhiều người áp dụng. Mặc dù vậy, trong chế độ ăn chay cũng có hạn chế, gây thiếu một số chất khoáng như: sắt, kẽm, canxi, vitamin B12... Vì vậy, khi ăn chay cần bổ sung các chất đó.
Ăn chay thì ăn những gì?
Người ăn chay gần như không sử dụng thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm có nguồn gốc động vật. Trong thực đơn của người ăn chay chỉ có rau, củ, quả và chế phẩm có nguồn gốc thực vật…
Hiện nay, số người ăn chay ngày càng nhiều hơn vì lợi ích của nó mang lại. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên rằng chúng ta nên ăn chay ít nhất một lần một tuần để thanh lọc cơ thể, tránh bệnh tật; giúp tâm hồn thư thái, tinh thần nhẹ nhõm.

Rau, củ, quả là những món ăn chính của người ăn chay. Ảnh: Tùng Giang
Rau, củ, quả là những món ăn chính của người ăn chay. Ảnh: Tùng Giang
Trong đồ ăn chay có chưa nhiều chất xơ, là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Chất này giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn và giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể. Chính vì vậy nhiều người ví chất xơ như là cái chổi làm sạch đường tiêu hóa.
Ăn chay thế nào cho hợp lý?
Dinh dưỡng cần cho cơ thể hàng ngày được chia làm các nhóm: các chất bột đường (tên khoa học là glucid), đạm (protid), chất béo (lipid), vitamin và khoáng chất, muối và nước. Nếu áp dụng chế độ ăn chay đa dạng và cân bằng, đủ các chủ vị thì dinh dưỡng trong khẩu phần chay hoàn toàn đầy đủ theo nhu cầu của cơ thể.
Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật vốn được coi là thế mạnh cung cấp các chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn. Sử dụng những thực phẩm này trong chế độ ăn chúng ta hoàn toàn cung cấp đủ khẩu phần về glucid. Chất này là chất cung cấp năng lượng chủ đạo cho cơ thể.
Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật trên thực tế vẫn đá ứng đủ hàm lượng chất đạm và chất béo. Bằng chứng là trong 100g thịt ăn được thì tổng lượng chứa khoảng 20-22g chất đạm trong khi đó cũng trong khối lượng này các loại họ hàng nhà đậu đỗ, hàm lượng chất đạm cũng ở vị trí ngất ngưởng 25-35g. Như vậy là khi sử dụng thực phẩm chay rõ ràng là không hề lo sợ có nguy cơ bị thiếu protein.
Mặc dù vậy, theo TS- BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay: chế độ ăn chay cũng có hạn chế, đặc biệt là ăn chay trường diễn, vì ăn chay thực phẩm chủ yếu dựa vào ngũ cốc, rau quả, củ và các loại hạt nên thường bị thiếu một số chất khoáng như: sắt, kẽm, canxi, vitamin B12... dễ có nguy cơ thiếu máu.
Bác sĩ Hưng cho biết anh cũng từng điều trị cho nhiều người ăn chay trường gặp phải căn bệnh thiếu máu ác tính. Điều này là do thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn uống. Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các hồng cầu. Trong tự nhiên, vitamin này chỉ có sẵn trong thịt hoặc sản phẩm động vật.
Bác sĩ Hưng đưa ra khuyến cáo: dù người cao tuổi có mắc bệnh mãn tính nào đó thì cũng không nên ăn chay trường mà chỉ nên ăn một hai tuần trong tháng hoặc mỗi tuần 2 ngày cho cơ thể nhẹ nhàng. Người già cần một số chất dinh dưỡng từ thức ăn nguồn động vật để duy trì sức khỏe, do người già thường khó hấp thụ dưỡng chất, vì thế ăn chay trường không phải là liệu pháp an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, người cao tuổi nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa để cung cấp đủ lượng chất đạm, canxi cần thiết cho cơ thể.
MINH TRÍ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.