Thực hư ăn khoai lang mọc mầm có hại cho sức khoẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi khoai lang mọc mầm, những giá trị dinh dưỡng không còn nhiều nữa. Thậm chí khi ăn phải có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Nếu bạn để khoai lang quá lâu, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt thì khoai lang rất dễ bị mọc mầm. Về bản chất, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên vẫn có thể chế biến bình thường. Nhưng trước khi sử dụng, hãy gọt bỏ đi phần mọc mầm rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 30 phút để làm tan một số chất không có lợi.
Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn quá nhiều vitamin và khoáng chất như trước nữa, mùi vị của chúng cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.

Khoai lang mọc mầm không có độc nhưng cũng không còn nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: N.L
Khoai lang mọc mầm không có độc nhưng cũng không còn nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: N.L
Mặc dù khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng chúng rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Những loại nấm mốc sinh sản ở trên khoai lang sẽ có những đốm nâu hoặc đen.
Nếu bạn quan sát trên củ khoai lang xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen thì rất có khả năng củ khoai đó đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc, điển hình là ipomeamarone. Chất này khiến cho củ khai bị đắng (hà), khiến người ăn phải bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,... Bởi vậy, những người có đường tiêu hoá yếu như người già, trẻ nhỏ thì không nên ăn khoai mọc mầm.
Những loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm
Đứng đầu trong danh sách rau củ quả mọc mầm không nên ăn chính là khoai tây. Chất độc solanine có trong mầm khoai tây (mầm xanh lá) cao gấp 50 lần ở khoai tây bình thường, vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

Độc tố có trong mầm của khoai tây cao gấp 50 lần khoai tây bình thường. Ảnh: Xinhua
Độc tố có trong mầm của khoai tây cao gấp 50 lần khoai tây bình thường. Ảnh: Xinhua
Hạt đậu phộng (hạt lạc) khi nảy mầm thì bạn cũng tuyệt đối không nên ăn chúng bởi nó có thể gây ung thư. Đậu phộng bị mốc hoặc mọc mầm sẽ sản sinh ra một lượng lớn độc tố aflatoxin. Đây chính là chất có thể gây bệnh ung thư gan, đã được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo.
Củ sắn khi mọc mầm sẽ trở thành một loại củ rất độc. Chất đọc trong củ sắn mọc mầm có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, nôn ói, đau tức ngực hay thậm chí là gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, khi chế biến củ sắn bạn cũng nên gọt bỏ vỏ kĩ càng, cắt bỏ đi 2 phần đầu củ và ngâm trong nước vo gạo ít nhất 1 tiếng trước khi chế biến.
TUỆ NGHI (T/H/LĐO)

https://laodong.vn/suc-khoe/thuc-hu-an-khoai-lang-moc-mam-co-hai-cho-suc-khoe-874526.ldo

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.