Agribank Đông Gia Lai đưa dịch vụ hiện đại về nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 26-7 vừa qua, Agribank Đông Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết và tập huấn cho vay khách hàng cá nhân qua tổ vay vốn năm 2022. Thông qua hội nghị, Agribank Đông Gia Lai đã giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đến từng khách hàng và tổ vay vốn.

Cho vay khách hàng cá nhân qua tổ vay vốn gắn với phát triển dịch vụ được Agribank Đông Gia Lai triển khai từ tháng 5-2021 trong toàn hệ thống. Đến nay, toàn Chi nhánh có 891 tổ vay vốn, 15.855 tổ viên với dư nợ 1.772 tỷ đồng. Trong đó, Hội Nông dân quản lý 404 tổ với 10.696 tổ viên, dư nợ 1.235 tỷ đồng; Hội Phụ nữ quản lý 75 tổ với 2.116 tổ viên, dư nợ  292 tỷ đồng; Đoàn Thanh niên quản lý 1 tổ với 34 tổ viên, dư nợ 4 tỷ đồng; Công đoàn đơn vị quản lý 409 tổ với 2.970 tổ viên, dư nợ 236 tỷ đồng; UBND xã quản lý 2 tổ với 39 tổ viên, dư nợ 5 tỷ đồng.

Đánh giá về kết quả đạt được sau thời gian triển khai, bà Lê Thị Xuân Trang-Trưởng phòng Khách hàng hộ sản xuất và cá nhân (Agribank Đông Gia Lai) cho rằng: “Việc đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân thông qua tổ vay vốn và thực hiện ủy thác cho tổ trưởng thu lãi là phương thức chuyển tải vốn rất hiệu quả. Việc cho vay qua tổ rất phù hợp với yêu cầu thay đổi phương thức quản lý tín dụng gắn với mục tiêu phát triển dịch vụ, mở rộng việc cho vay theo hạn mức tín dụng quy mô nhỏ đối với hộ vay đến 300 triệu đồng và ủy thác tối đa việc thu lãi hàng tháng cho tổ vay vốn”.

 Các sản phẩm dịch vụ hiện đại của Agribank được giới thiệu rộng rãi đến khách hàng. Ảnh: Sơn Ca
Các sản phẩm dịch vụ hiện đại của Agribank được giới thiệu rộng rãi đến khách hàng. Ảnh: Sơn Ca


Chia sẻ về hoạt động của tổ vay vốn tại cơ sở, ông Phạm Tơ-Tổ trưởng Tổ vay vốn Hội Nông dân (thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku) cho biết: “Những ngày đầu thành lập tổ, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thu lãi hàng tháng của từng tổ viên. Tuy nhiên, hiện nay, tổ vay vốn đã hoạt động ổn định và hiệu quả. Tổ có 54 tổ viên với dư nợ 7,34 tỷ đồng, tỷ lệ thu lãi bình quân đạt 100%, không phát sinh nợ xấu. Trong quá trình phát triển tổ vay vốn, tôi cùng với Phòng Giao dịch Chư Á tổ chức các buổi họp để phổ biến cho người dân hiểu về lợi ích của việc tham gia tổ vay vốn. Đồng thời, triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho các tổ viên như: thu ủy thác tiền lãi, thu hộ tiền điện nước qua tài khoản khách hàng, quét mã QR Code. Giờ đây, các tổ viên đều nắm bắt được lợi ích của các dịch vụ mới, chọn các gói vay đúng theo nhu cầu của mình, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình”.

Còn bà Trương Thị Bích Nguyên-Tổ trưởng Tổ vay vốn số 2 Hội Phụ nữ (thôn 3, xã Diên Phú, TP. Pleiku) thì bày tỏ: “Tổ có 50 tổ viên với dư nợ 5,2 tỷ đồng, không có nợ quá hạn. Là tổ trưởng, tôi luôn sâu sát với hoạt động của tổ, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của tổ viên, thông tin cho cán bộ Agribank để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý nguồn vốn tín dụng. Không những vậy, tôi và tổ viên còn được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ ngân hàng như quét mã VietQR trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking rất đơn giản dễ sử dụng, thanh toán nhanh chóng và nhiều tiện ích”.

Cho vay khách hàng cá nhân qua tổ vay vốn gắn với phát triển dịch vụ là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt của Agribank Đông Gia Lai. Hiện nay, Chi nhánh đã đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ Nông nghiệp nông thôn, thẻ Lộc Việt, Agribank E-Mobile Banking đến từng tổ viên tổ vay vốn để trải nghiệm. Bà Nguyễn Thị Hồng Vui-Trưởng phòng Dịch vụ và Marketing (Agribank Đông Gia Lai) cho biết: “Agribank đã triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn. Mục tiêu là giúp người dân được tiếp cận vốn kịp thời, hạn chế việc vay nặng lãi cho các nhu cầu cấp bách như: thanh toán tiền điện, nước, học phí, viện phí, vật tư nông nghiệp… đặc biệt trong giai đoạn hộ gia đình không có nguồn thu nhập khi chưa vào vụ thu hoạch. Riêng đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán hóa đơn qua kênh E-Banking giúp giảm chi phí đi lại, thời gian giao dịch. Đối với các đơn vị kinh doanh chấp nhận thanh toán thẻ của Agribank: giảm thời gian trong khâu kiểm đếm tiền mặt, giảm rủi ro về việc nhận tiền giả, thiếu tiền trong quá trình bán hàng”.

Từ những kết quả đạt được, Agribank Đông Gia Lai đã đề ra mục tiêu từ tháng 7-2022 đến cuối năm 2023, phấn đấu hoàn thành 100% khách hàng cá nhân dư nợ từ 300 triệu đồng trở xuống đủ điều kiện vào tổ vay vốn. Đồng thời, phấn đấu đạt tối thiểu 50% khách hàng vay vốn theo hạn mức quy mô nhỏ sử dụng hạn mức thấu chi để thực hiện các dịch vụ ủy quyền thanh toán tiền điện, tiền nước, cước viễn thông. Ông Trần Minh Hợp-Phó Giám đốc Agribank Đông Gia Lai-nhấn mạnh: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục khai thác lợi thế về mạng lưới để kết hợp triển khai phương thức cho vay hạn mức quy mô nhỏ đối với khách hàng cá nhân, bao gồm cả hạn mức thấu chi. Theo đó, Chi nhánh tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng qua tổ vay vốn đối với khách hàng cá nhân song song với việc phát triển các dịch vụ khác như mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ATM để cung cấp dịch vụ chuyển tiền, các dịch vụ ủy quyền của khách hàng cho Agribank nhằm tạo thế bền vững của tổ vay vốn, tiết giảm chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, phát triển sản phẩm dịch vụ đối với hộ gia đình và cá nhân tại thị trường nông thôn”.

 

SƠN CA

 

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null