9 dấu hiệu cảnh báo xương của bạn có vấn đề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Móng tay giòn, tụt lợi, bị thấp đi, sức cầm kém... là những dấu hiệu cảnh báo xương bạn đang có vấn đề.
 
Móng tay giòn, dễ gãy: Móng tay gãy thường khiến cơ thể khó chịu nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn cần chú ý. Nguyên nhân có thể là do thiếu collagen  và canxi. Collagen là một protein nâng đỡ cho da, mô liên kết và xương. Canxi là một khoáng chất không thể thiếu cho sức khỏe của xương - ngoài sữa, bạn cũng có thể lấy canxi từ rau lá xanh và cá mòi. Nếu thiếu một trong những chất này, bạn có thể thấy hậu quả tiêu cực khi làm móng.
Không tập thể dục: Nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình để ngồi làm việc hay nằm nghỉ thì nguy cơ loãng xương của bạn sẽ tăng lên. Tập thể dục không chỉ giúp cơ bắp mạnh mẽ mà còn giúp cho xương chắc khỏe.
Nướu răng đang giảm dần: Tình trạng tụt lợi không dễ phát hiện bởi nó diễn ra từ từ trong nhiều năm.  Khi bị tụt lợi, xương hàm sẽ yếu đi do xương hàm chính là nơi để răng cắm vào, vì vậy khi nó yếu đi, nướu răng có thể tách ra khỏi răng. Một dấu hiệu chính của tụt lợi là bạn bắt đầu bị mất răng. Ngay cả khi không có vấn đề về nướu răng, bạn sẽ vẫn muốn đảm bảo các biện pháp phòng ngừa như dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên; cũng có thể tăng cường sức mạnh của hàm bằng cách nhai kẹo cao su.
Tụt chiều cao: Khi già, chiều cao của con người thường giảm xuống do khối xương giảm và sụn giữa các xương mòn dần theo năm tháng.  Khi bị thấp đi, không có nghĩa là xương của bạn đang gặp rắc rối, mà nó có thể cho thấy sự suy yếu của các cơ xung quanh cột sống. Vì xương và cơ luôn hoạt động cùng nhau và thường đạt được và mất đi sức mạnh cùng nhau, nên mất cơ sẽ rất dễ dẫn đến mất xương.
Giảm sức cầm nắm: Nếu bạn nhận thấy sức cầm nắm của mình tệ hơn bình thường, thì có lẽ đã đến lúc gọi bác sĩ và xem bạn có bị mất xương hay không. Trong một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lực bóp tay là bài kiểm tra quan trọng nhất khi xác định mật độ khoáng tổng thể của xương. Có sự liên quan giữa lực bóp tay và mật độ xương ở vùng háng, xương sống và cẳng tay. Một cách để bảo vệ xương - và tăng cường sức cầm nắm - là tập sức mạnh.
Bị gãy xương trong khi điều đó có thể không xảy ra: Một dấu hiệu lớn của yếu xương và mất xương có thể là gãy xương. Ví dụ, nếu bạn bị gãy xương mắt cá chân trong một sự cố nhỏ như bước hụt, thì có thể đã đến lúc cần kiểm tra xương - đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh loãng xương.
Bị chuột rút, đau cơ và đau xương: Khi đến một độ tuổi nhất định, đau nhức sẽ xảy ra thường xuyên hơn và điều này không chỉ là sự lão hóa của cơ thể. Đau nhức có thể cảnh báo về tình trạng thiếu vitamin D, nguy hiểm hơn dẫn đến mất xương. Nếu bạn cũng thấy mình bị chuột rút thường xuyên, nó có thể là dấu hiệu thiếu hụt vitamin/khoáng chất. Chuột rút chân xảy ra vào ban đêm thường là dấu hiệu cho thấy lượng canxi, magiê và/hoặc kali quá thấp.
Khung xương nhỏ: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có khung xương nhỏ thường dễ bị loãng xương hơn. Vậy nên, nếu bạn nằm trong số những người này thì phải tích cực hơn nữa để bảo vệ bộ xương của mình. Duy trì tập thể dục thường xuyên và bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu canxi. Và xem xét kiểm tra xương khi khám sức khỏe hàng năm.
Phụ nữ có lượng estrogen thấp: Khi lượng estrogen bắt đầu giảm - thường là trong thời kỳ mãn kinh, xương có thể bị ảnh hưởng. Nếu không chắc chắn về mức độ hoóc-môn của mình, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết hoặc một các sĩ chuyên khoa khác có thể giúp dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn. Bạn cũng cần tập thể dục các bài tập tác động cao và chế độ ăn cân đối giàu canxi có thể làm chậm mất xương.
CTV Nguyễn Như/VOV.VN
Theo RD

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.