8 đặc sản phải thử trong chuyến 'săn' dã quỳ ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Du khách không thể bỏ qua phở khô, cơm lam hay bò một nắng nổi tiếng khắp phố núi.

 


 Phở khô Gia Lai

Sợi phở khô nhỏ như hủ tiếu, săn và hơi dai. Món ăn thường được phục vụ hai tô: một tô đựng bánh phở kèm thịt băm và một tô nước lèo trong, vị thanh ngọt. Đầu bếp thường hầm xương lợn và bò để ra nước có vị đậm đà này. Khách có thể lựa chọn đồ ăn kèm là thịt gà, bò hoặc bò viên. Mỗi suất ăn dao động từ 30.000 đồng. Các nhà hàng thường phục vụ thêm rau, giá.

Địa chỉ gợi ý: Quán phở khô Hồng là địa chỉ bạn không thể bỏ qua.


 

 



 Gà nướng và cơm lam

Cơm lam gà nướng là một trong những món ăn mà bạn không thể bỏ qua. Cơm được nấu trong những ống tre, có mùi thơm của gạo quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa mang lại hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

Những con gà được thả vườn nên có thịt dai, chắc. Gà được ướp cùng với muối, ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre, đem nướng trên bếp lửa hồng. Người làm phải khéo léo quay gà đều để không bị cháy. Gà chín có một màu vàng ruộm, mỡ màng. Ảnh: Mr True.


 

 



 Cơm lam được nấu bằng loại gạo nếp nương có hạt nhỏ, thon dài. Sau khi nướng xong, bóc từng miếng tre nứa bên ngoài, bạn sẽ thấy phần cơm trắng nõn, dẻo và có mùi thơm phức. Vị ngọt, thơm của mật ong thấm vào miếng thịt ngọt, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán.

Địa chỉ gợi ý: Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại các quán được nhiều người biết đến ở đường Phạm Ngọc Thạch, Hàn Thuyên với giá khoảng 250.000 đồng. Ảnh: Mr True.


 

 


 Bún mắm cua

Bún mắm cua hay còn được nhiều người gọi là bún cua thúi (thối). Món ăn được gọi như vậy bởi mùi đặc trưng của cua đồng. Cua sau khi giã lấy nước được ủ một ngày cho lên mùi, rồi mới mang đi nấu. Ngoài nước cua, để ngọt nước, đầu bếp còn cho thêm măng luộc, nhiều khách còn yêu cầu cả trứng vịt luộc. Món ăn có xuất xứ ở Bình Định, hiện được lòng người dân Pleiku. Suất ăn có giá từ 30.000 đồng.

Địa chỉ gợi ý: Quán Chi trên đường Phù Hưng. Ảnh: Mr. True.


 

 



 Bò khô muối kiến

Bò khô chấm cùng muối kiến là món ăn kích thích sự tò mò của nhiều khách phương xa. Thịt được thái thành từng miếng to cỡ bằng bàn tay rồi tẩm ướp gia vị đem nướng. Chủ quán khéo léo để thịt không quá cháy, vẫn giữ được độ ngọt, dai và không bị khô. Món ăn này sẽ tròn vị nếu bạn chấm cùng với muối được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng hay ở các vườn.

Độ thơm, ngọt của thịt bò quyện cùng vị chua đặc trưng của muối kiến khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Bạn có thể mua món ăn này về làm quà tặng bạn bè, người thân, giá một kg thịt bò khoảng 500.000 đồng.


 

 



 Bò núi nướng que

Thịt bò được nướng chín nhưng lại không có mùi khói, vẫn còn kẹp que tre khi đem ra phục vụ khách. Khi ăn, bạn phải tự tay tháo ra. Miếng thịt bò mềm, thơm phức được ăn kèm các loại rau sống.

Địa chỉ gợi ý: Bạn có thể tìm thấy món ăn ở nhiều quán trong trung tâm thành phố Pleiku hoặc trên đường đi Biển Hồ. Giá dao động cho mỗi phần ăn từ 60.000 đồng.



 

 



 Cháo lòng bánh hỏi lòng heo

Đây là món ăn sáng rất phổ biến của người Pleiku. Người lần đầu thử món ăn sẽ bối rối vì lòng heo thường được ăn cùng cháo chứ ít nơi ăn cùng bánh hỏi như ở đây. Lòng được xắt vừa, luộc chín trước khi dọn ra cho khách. Suất ăn dao động trong khoảng 30.000 - 50.000 đồng.

Địa chỉ gợi ý: Đường Nguyễn Thái Học, góc đường Tăng Bạt Hổ - Đinh Tiên Hoàng hoặc Lê Lợi - Quang Trung. Ảnh: Huấn Phan.


 

 



 Bún mắm nêm

Bún mắm nêm có thành phần là bún, chả, nem, rau sống và không thể thiếu mắm nêm, thứ nguyên liệu làm nên cái hồn cho món ăn. Mắm được làm từ cá cơm rửa sạch ướp với muối theo một tỷ lệ nhất định, cho vào hũ đậy kín lại. Khi dọn ra cho khách, để làm dịu vị mắm, đầu bếp sẽ cho thêm vào mắm nhiều loại gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường và thơm (dứa) băm nhỏ. Suất ăn có giá 30.000 đồng. Ảnh: Huấn Phan.

Di Vỹ (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Nhớ về Kbang

Nhớ về Kbang

(GLO)- Tháng 5-1992, tôi rời giảng đường trường đại học sư phạm với tương lai mờ mịt, bởi đó là năm ngành Giáo dục tinh giản biên chế rất nhiều. 

Báo Gia Lai sẽ truyền hình trực tiếp lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

Báo Gia Lai sẽ truyền hình trực tiếp lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ

(GLO)- Chương trình lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh sóng truyền hình và livestream trên các nền tảng mạng xã hội của Báo Gia Lai vào lúc 9 giờ ngày 23-5. Mời quý vị khán giả đón xem.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

Ngắm đom đóm trên phố núi Pleiku

(GLO)- Khi tiếng ve gọi hè, trên những tán cây xanh và ở dưới mặt đất ẩm ướt sau những cơn mưa giông đầu mùa trên phố núi Pleiku lập lòe ánh sáng đom đóm. Tất cả báo hiệu một mùa đom đóm bay-mùa bình yên ở thành phố trên cao nguyên xanh.

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

Chư Pưh: Giải ngân hơn 700 triệu đồng hỗ trợ hộ nghèo và đối tượng chính sách

(GLO)- Ngày 12-5, tại trụ sở UBND thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Pưh đã tiến hành giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách cho 15 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, với tổng số tiền 710 triệu đồng.

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

Gia Lai thành lập tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý về đầu tư công

(GLO)- Ngày 12-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký Quyết định số 256/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.