5 thói quen xấu đang tàn phá bộ não của bạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Điều chỉnh ngay những thói quen có thể làm tổn thương não của bạn càng sớm càng tốt để có cơ thể khỏe mạnh toàn diện, trí lực minh mẫn, tinh thần lành mạnh.
 

 Rất nhiều người trong chúng ta đang tàn phá não hằng ngày mà không nhận ra Ảnh minh họa: Shutterstock
Rất nhiều người trong chúng ta đang tàn phá não hằng ngày mà không nhận ra Ảnh minh họa: Shutterstock





Thiếu ngủ

Giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe nói chung và đặc biệt quan trọng với sức khỏe não bộ. Trong khi chúng ta ngủ, não tự sửa chữa. Thiếu ngủ ức chế quá trình này, khiến não dễ bị tổn thương. Hầu hết mọi người cần ngủ từ 7 - 8 giờ 30 phút/ngày để có sức khỏe tổng thể tối ưu. Nhiều người có thể suy giảm chức năng nhận thức do giấc ngủ đêm kém.
Thật không may, thiếu ngủ không chỉ làm ta tập trung kém, nóng nảy mà còn gây ra thoái hóa và mất tế bào não, theo medium.

Thiếu tương tác cá nhân

Đối thoại vô cùng có lợi cho bộ não. Quá trình sắp xếp suy nghĩ và cảm xúc rồi chuyển đổi chúng thành ngôn ngữ trong khi hiểu ý nghĩa từ ngữ đến từ người bạn đang nói chuyện là bài tập cho não.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Michigan (Mỹ) đã xác định chỉ cần 10 phút trò chuyện mỗi ngày với người khác đã đủ cải thiện trí nhớ và nhận thức. Mức độ tương tác xã hội cao hơn dẫn đến chức năng nhận thức cao hơn ở tất cả các nhóm tuổi, theo medium.

Chúng ta đang sống trong thời đại tương tác trực diện dần được thay thế bằng kỹ thuật số. Thiếu tương tác cá nhân không chỉ hạn chế cơ hội tập thể dục não bộ mà còn dẫn đến tỉ lệ cô đơn và trầm cảm cao hơn.

Tiêu thụ nicotine

Vỏ não là nơi diễn ra các quá trình suy nghĩ quan trọng như trí nhớ, ngôn ngữ và nhận thức. Nicotine làm tăng tốc độ mỏng vỏ não và góp phần vào sự phát triển bệnh Alzheimer. Hút thuốc và vaping tàn phá khủng khiếp não của bạn.

Quá ham mê ăn uống

Quá nhiều muối, đường, rượu hay thực phẩm nói chung sẽ làm tổn hại sức khỏe của não. Nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng những người thừa cân giảm 22% chức năng nhận thức so với những người mảnh mai hơn. Bên cạnh đó, như medium tổng hợp:

- Muối: Tiêu thụ muối cao là một yếu tố góp phần làm huyết áp cao, tăng nguy cơ đột quỵ, gây ra những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại trong não, dẫn đến thiếu hụt nhận thức.

- Đường: Nghiên cứu nhiều lần cho thấy đường ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc và chức năng của não, ảnh hưởng đến cả sự hình thành trí nhớ và học tập lâu dài.

- Rượu: Nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Y khoa Anh cho thấy những người tiêu thụ một lượng rượu vừa phải hằng tuần có khả năng bị tổn thương vùng não chịu trách nhiệm về bộ nhớ và điều hướng không gian cao gấp ba lần bình thường.

Ít vận động

Tập thể dục như đi bộ, làm vườn, chạy, tập tạ… giúp sức khỏe bộ não theo những cách sau:
- Cải thiện sức khỏe của hồi hải mã, phần não liên kết với trí nhớ và học tập.

- Tăng tính khả biến thần kinh (neuroplasticity) - thuật ngữ mô tả sự thay đổi bền vững của não bộ trong suốt cuộc đời của một cá nhân khi học và có những trải nghiệm mới.

- Tăng cường cho mạch máu dẫn đến máu tuần hoàn tốt hơn, giúp ngăn chặn sự tích tụ mảng bám liên quan đến chứng mất trí nhớ.

- Cải thiện chức năng điều hành, khả năng tổ chức và giải thích thông tin bằng cách thay đổi chất trắng theo hướng giúp các tế bào não kết nối.

Sức khỏe của não phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm di truyền. Tuy nhiên, chúng ta có quyền, có khả năng kiểm soát và lựa chọn lối sống để cải thiện sức khỏe não bộ tổng thể. Bộ não là thứ quý giá, hãy đối xử tốt với nó!

Tạ Ban (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.