4 triệu chứng cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin cực kỳ quan trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vitamin B12 là một dưỡng chất quan trọng với quá trình tạo hồng cầu, duy trì sức khỏe thần kinh và hỗ trợ chuyển hóa năng lượng. Khi cơ thể bị thiếu vitamin B12, nhiều triệu chứng có thể xuất hiện, đặc biệt ở bàn tay, bàn chân.

Những dấu hiệu ở tay, chân cảnh báo cơ thể đang bị thiếu vitamin B12 thường gặp gồm:

Cảm giác ngứa ran

Một triệu chứng phổ biến của tình trạng thiếu vitamin B12 là cảm giác ngứa ran ở bàn tay, bàn chân. Cảm giác này thường được mô tả là như bị kim châm. Trên thực tế, vitamin B12 rất quan trọng để duy trì bao myelin bao quanh và bảo vệ dây thần kinh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Nếu không có đủ loại vitamin này, tổn thương thần kinh có thể xảy ra, dẫn đến cảm giác ngứa ran. Nếu tình trạng thiếu B12 không được điều trị thì có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Tê bàn tay là dấu hiệu thường gặp của tổn thường thần kinh do thiếu vitamin B12. ẢNH: AI
Tê bàn tay là dấu hiệu thường gặp của tổn thường thần kinh do thiếu vitamin B12. ẢNH: AI

Ngoài ngứa ran thì cảm giác tê ở tay, chân cũng có thể là dấu hiệu của cảnh báo thiếu vitamin B12. Triệu chứng này xuất hiện là do tế bào bào thần kinh không truyền tín hiệu hiệu quả do thiếu loại vitamin quan trọng này.

Tê là dấu hiệu đáng lo ngại và thường đi kèm với cảm giác ngứa ra. Người mắc không được chủ quan, đặc biệt là khi triệu chứng kéo dài, ngày càng nghiêm trọng.

Yếu cơ

Thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động, dẫn đến yếu cơ ở tay và chân. Kết quả là khiến các hoạt động đơn giản hằng ngày như cầm nắm đồ vật, đi bộ trở nên khó khăn hơn. Qua thời gian, tình trạng này làm suy yếu khả năng vận động và giữ thăng bằng.

Vitamin B12 rất quan trọng để sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu hụt vitamin này sẽ dẫn đến thiếu máu, làm giảm lưu lượng máu và cảm giác lạnh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh

Thiếu vitamin B12 không chỉ khiến bàn tay, bàn chân lạnh mà còn làm cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ lạnh. Nguyên nhân là do vitamin B12 rất cần thiết cho quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe, vốn có chức năng vận chuyển ô xy đi khắp cơ thể. Do đó, thiếu hụt vitamin này có thể dẫn đến thiếu máu, làm giảm lưu lượng máu và khiến cơ thể dễ bị lạnh.

Các nguyên nhân thường gặp gây thiếu vitamin B12 là thiếu chất, kém hấp thu, tác dụng phụ của thuốc và lão hóa. Để xử lý tình trạng này, bác sĩ thường sẽ đề nghị bệnh nhân bổ sung vitamin B12 bằng cách ăn các món giàu vitamin B12 như thịt gà, gan gà, thịt bò, trứng, sữa, hải sản hay dùng thực phẩm bổ sung, theo Healthline.

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.