30 trường tại Hà Nội chưa thể dạy học sau bão số 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau bão số 3 (Yagi), 30 trường học trên địa bàn thành phố chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học trở lại từ ngày 9-9.

Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết toàn thành phố có 30 trường học chưa bảo đảm an toàn để tổ chức dạy học vào ngày 9-9 do chưa khắc phục xong sự cố bão số 3 gây ra.

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại về cơ sở vật chất do bão.

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại về cơ sở vật chất do bão.

Trong đó, khối các quận, huyện, thị xã có 19 trường, khối trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội có 11 trường.

Thông tin về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, tại các trường học trên địa bàn thành phố không có thiệt hại về người, tuy nhiên về cơ sở vật chất thiệt hại khá nhiều.

Toàn thành phố có 28 trường bị ngập nước, gần 3.100 mét tường bị đổ; gần 400 mái nhà, phòng học bị lật; gần 800 cửa chính, cửa sổ bị hư hỏng; gần 190 nhà xe bị hỏng; gần 1.900 biển bảng bị hỏng…

175 trường bị mất điện, trong đó có nhiều trường ở huyện Chương Mỹ, huyện Thường Tín, huyện Quốc Oai…

Về cây xanh, tại các trường học của toàn thành phố có gần 7.500 cây xanh bị đổ, bật gốc, chủ yếu tại các trường ở quận, huyện Thanh Trì, Phú Xuyên, Quốc Oai, Gia Lâm, Chương Mỹ, Long Biên, Hà Đông… Số còn lại ở các trường trực thuộc, chủ yếu là ở Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học phổ thông Minh Phú…

Trước đó, trưa 8-9, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương có văn bản hỏa tốc gửi phòng giáo dục và đào tạo, các trường học nêu rõ các trường học bảo đảm đủ điều kiện học tập an toàn thì triển khai đón học sinh trở lại trường học tập từ ngày 9-9.

Các trường chưa bảo đảm đủ điều kiện học tập an toàn do ảnh hưởng của bão thì chưa tổ chức dạy học cho học sinh, đồng thời có phương án báo cáo cấp có thẩm quyền khắc phục ngay thiệt hại.

Căn cứ điều kiện thực tiễn của nhà trường, sau khi khắc phục hậu quả, hiệu trưởng nhà trường báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức dạy học trở lại bảo đảm khung kế hoạch thời gian năm học.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng lưu ý trong thời gian chưa tổ chức dạy học, các nhà trường yêu cầu giáo viên đến trường để cùng lực lượng chức năng thu dọn, tổng vệ sinh trường, lớp, khắc phục hậu quả của cơn bão; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch dạy bù cho học sinh.

Bên cạnh đó, các đơn vị, trường học cần khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại (cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tường rào, cây xanh, cổng trường, mái tôn…), báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí khẩn trương khắc phục thiệt hại do bão; có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học.

Theo Yến Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.