246 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Sáng 23-2, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku tổ chức khai mạc hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố Pleiku năm học 2023-2024.
Các đại biểu và thí sinh dự buổi lễ khai mạc. Ảnh: Nhật Hào

Các đại biểu và thí sinh dự buổi lễ khai mạc. Ảnh: Nhật Hào

Tham gia hội thi có 246 giáo viên đến từ các trường thuộc bậc học mầm non, tiểu học và THCS. Theo kế hoạch, hội thi diễn ra từ 26-2 đến hết ngày 9-3-2024 theo hình thức thi trực tiếp. Mỗi giáo viên sẽ trải qua 2 phần thi gồm: trình bày 1 biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em cũng như chất lượng công tác giảng dạy của bản thân nơi đang làm việc và thực hành 1 tiết dạy, 1 hoạt động giáo dục cụ thể theo kế hoạch giáo dục tại thời điểm diễn ra hội thi theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20-12-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các thí sinh bốc thăm nội dung thi. Ảnh: Nhật Hào

Các thí sinh bốc thăm nội dung thi. Ảnh: Nhật Hào

Hội thi là một trong những hoạt động chuyên môn nhằm thúc đẩy tinh thần thi đua tự học, tự trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sự sáng tạo trong quá trình giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Đồng thời, nhằm phát hiện, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và nhân rộng, lan toả những điển hình tiên tiến. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt-học tốt trong trường học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.