2,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo con số của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến nay đã 81 dự án FDI đổ vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam, với tổng số vốn lên tới 2,2 tỷ USD. Quy mô ngành chăn nuôi của Việt Nam đang nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á và được ví là "miếng bánh béo bở" cho các doanh nghiệp đầu tư.

2,2 tỷ USD đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam

Thông tin trên được ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chia sẻ tại buổi họp báo về Triển lãm Vietstock 2022, diễn ra tại Hà Nội ngày 14/9. Theo đó, chăn nuôi là 1 trong 4 ngành có sản phẩm tạo ra giá trị lớn trong nông nghiệp, chiếm gần 6% GDP hàng năm. Với dân số gần 100 triệu người, dư địa phát triển ngành chăn nuôi nước ta còn rất lớn.

Hiện, cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đều phát triển toàn diện nên tốc độ phát triển chăn nuôi vẫn đạt từ 4-5%. Trong vài năm nữa, chăn nuôi Việt Nam sẽ có bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa, bởi "làn sóng" đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Đặc biệt là các dự án lớn áp dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị khép kín, có chế biến sâu của Công ty cổ phần C.P; TH; Dabaco; De Heus; Masan...


 

Trang trại chăn nuôi heo cụ kị, ông bà tại Tổ hợp Nông nghiệp công nghệ cao DHN Đắk Lắk, do Tập đoàn De Heus (Hà Lan) liên doanh đầu tư với Tập đoàn Hùng Nhơn (TP.HCM).
Trang trại chăn nuôi heo cụ kị, ông bà tại Tổ hợp Nông nghiệp công nghệ cao DHN Đắk Lắk, do Tập đoàn De Heus (Hà Lan) liên doanh đầu tư với Tập đoàn Hùng Nhơn (TP.HCM).


Ông Chinh cho biết, theo con số của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), đến nay đã có 81 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, với tổng vốn 2,2 tỷ USD. Các dự án này tập trung chủ yếu vào mảng thức ăn chăn nuôi; chăn nuôi lợn, gà, bò; giết mổ, chế biến; xử lí môi trường...

Điển hình như cụm dự án Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ của Tập đoàn De Heus Hà Lan; dự án nhà máy giết mổ, chế biến của Tập đoàn C.P Thái Lan tại Hà Nội, Bình Phước. Các dự án này được đầu tư theo chuỗi giá trị khép kín, sản xuất bền vững từ trang trại đến bàn ăn.

Song song với việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, lĩnh vực chăn nuôi cũng đang trở thành "miếng bánh béo bở" của các doanh nghiệp lớn trong nước, nhất là ở mảng nuôi heo, chế biến thịt. Trong đó có thể kể đến những cái tên như Masan, Dabaco, Tân Long, Trường Hải, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai...

Với "làn sóng" đầu tư này, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghiệp ngày càng tăng, trong khi số cơ sở chăn nuôi nông hộ thì giảm dần.

Điển hình trong chăn nuôi lợn, cả nước hiện chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm. Riêng giai đoạn 2019-2021, cơ sở chăn nuôi nhỏ, quy mô nông hộ giảm từ 15-20% do bị ảnh hưởng liên tiếp bởi các loại dịch bệnh mới nổi như dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng...

Đánh giá về bức tranh này, ông Chinh cho rằng: Để phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững, thì các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt, đầu tàu. Đó là xu hướng tất yếu của ngành chăn nuôi cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Và khi đã phát triển như vậy, những người nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ bị tác động nhất định.

"Nông dân nhỏ lẻ có 3 con đường: Muốn đứng vững buộc phải liên kết với nhau để tăng sức mạnh, trở thành thành viên tổ nhóm, HTX... Thứ hai là liên kết với các doanh nghiệp. Hiện nay các mô hình chăn nuôi gia công là hình thức liên kết sản xuất rất hiệu quả.

Nông dân muốn đứng một mình, thì buộc phải chuyển đổi trở thành người chăn nuôi chuyên nghiệp. Có thể chọn chăn nuôi các con đặc sản, quy hiếm có giá trị cao, chăn nuôi hữu cơ, sinh thái gắn với du lịch. Người chăn nuôi có thể tăng sức cạnh tranh khi trở thành thành viên của chuỗi liên kết"- ông Chinh khẳng định.

Về góc độ chính sách, ông Chinh cho biết Nhà nước sẽ có các nhóm giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện Bộ NNPTNT đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng chính sách hỗ trợ bà con nông dân phát triển chăn nuôi bền vững, trong đó bà con sẽ được hỗ trợ nhiều hơn về con giống, thụ tinh nhân tạo, vệ sinh môi trường, liên kết chuỗi… Nghị định đang được xin ý kiến rộng rãi trên mạng, dự kiến sẽ trình vào cuối năm nay.

https://danviet.vn/22-ty-usd-dau-tu-nuoc-ngoai-do-vao-linh-vuc-chan-nuoi-20220915010553065.htm
 

Theo Minh Huệ (Dân Việt)

 

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.